XEM THỐNG KÊ ĐIỂM CHUẨN VÀO LỚP 10 CÁC TỈNH
Làm hiệu trưởng để khỏi phải dạy, vì không biết dạy lên đành phải mua bán chức ... ngàn lẻ một lí do để người ta có thể mua "ghế hiệu trưởng"!
Việc kẻ bất chấp liêm sỉ (Cái đáng lẽ phải có của người làm nghề dạy học) để mua, bán như vậy đã phá nát giáo dục hiện nay.
Lí do nào dẫn tới việc người ta bán lòng tự trọng của mình như vậy?
Nếu là người theo dõi giáo dục lâu dài, bạn dễ dàng chỉ ra 2 lí do thuyết phục nhất là: vì tiền và vì không dám đứng lớp!
Đó là thực trạng của các hiệu trưởng trường phổ thông hiện tại. Bạn tin không?
Phép kiểm chứng rất đơn giản! Hãy xem, hiện nay có bao nhiêu hiệu trưởng dám đứng lớp một cách đàng hoàng?
Thì ra, trong ngành giáo dục, nhiều kẻ nhân danh giáo dục, nghề cao quí ... nhưng nhân cách thì bằng con số 0!
Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21-10-2009 của Bộ GD-ĐT ban hành quy định về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông quy định: “Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường phổ thông có nhiệm vụ giảng dạy một số tiết để nắm được nội dung, chương trình giáo dục và tình hình học tập của học sinh nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý”. Cụ thể, “hiệu trưởng dạy 2 tiết/tuần. Phó hiệu trưởng dạy 4 tiết/tuần”. Thế nhưng nhiều trường không nghiêm túc thực hiện thông tư trên. Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng đã tìm mọi cách để không dạy số tiết tiêu chuẩn mà Bộ GD-ĐT đã quy định.
Có nhiều cách “lách” văn bản để né dạy như vẫn phân công mình dạy lớp, dạy đủ, vẫn có tên trong danh sách phân công chuyên môn, thời khóa biểu nhưng chỉ để “qua mặt” phòng GD-ĐT, còn cho giáo viên dạy hưởng tăng giờ. Làm như vậy chẳng giáo viên nào dám phàn nàn vì sợ ảnh hưởng đến lợi ích và quyền lợi của bản thân. Cách khác là “nhờ” giáo viên dạy không tính tiền tăng giờ mà thầy cô giáo quen gọi với nhau là kiểu dạy “ơn nghĩa” không công. Những giáo viên được “diễm phúc” dạy thay này có bức xúc cũng chẳng thể kêu ca được bởi sợ “sếp” làm khó dễ.
Điều đáng nói là trong khi không trực tiếp giảng dạy mà hiệu trưởng, phó hiệu trưởng vẫn lĩnh các khoản phụ cấp dành cho nhà giáo trực tiếp giảng dạy như phụ cấp ưu đãi, phụ cấp thâm niên. Các quyết định 244/2005/QĐ-TTg ngày 6-10-2005 của Thủ tướng Chính phủ “Về chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập” hay nghị định số 54/2011/NĐ-CP ngày 4-7-2011 “Về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo” đều nêu rõ, chỉ nhà giáo trực tiếp giảng dạy mới được hưởng các chế độ phụ cấp này.
Như vậy, ngoài các khoản tăng giờ phải trả cho giáo viên dạy thay thì ngân sách nhà nước còn bị thất thoát một khoản rất lớn khi hiệu trưởng, phó hiệu trưởng “né” dạy mà vẫn lĩnh tiền phụ cấp ưu đãi và thâm niên hằng tháng sai quy định. Đó còn chưa nói đến việc không giảng dạy nên cán bộ quản lý chỉ đạo thiếu sâu sát về chuyên môn, công tác chủ nhiệm và các công tác khác. Cũng là nguyên nhân khiến hàng chục hồ sơ sổ sách, công việc được”vẽ” ra tạo áp lực cho giáo viên. Việc “lách luật” này liệu các cơ quan quản lý giáo dục có hay biết?
Thực trạng trên đây đã được Bộ GD-ĐT có văn bản chấn chỉnh và hướng dẫn cụ thể song vẫn cứ đang tồn tại. Mong rằng các cấp có trách nhiệm sớm đưa vấn đề này vào nề nếp để tránh lãng phí, thất thoát tiền bạc của ngân sách đầu tư cho giáo dục.
Chào mừng bạn đến với Sáng kiến kinh nghiệm hay.Nếu bạn thấy nguồn sưu tập này có ích, hãy chia sẻ với bạn bè lên Facebook, google ... Trân trọng cám ơn
XEM ĐIỂM CHUẨN VÀO LỚP 10 CÁC TỈNH
Xem điểm chuẩn lớp 10
Hướng dẫn mua bán BITCOIN => Bấm vào đây
Sách hay bấm vào đây
0 nhận xét Blogger 0 Facebook
Post a Comment
Cám ơn bạn đã phản hồi