XEM THỐNG KÊ ĐIỂM CHUẨN VÀO LỚP 10 CÁC TỈNH

Thể loại: Đề tài NCKHSPUD

Tên đề tài:  SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY HỌC TIẾT 73, 74 ÔN TẬP TIẾNG VIỆT MÔN NGỮ VĂN 9 NHẰM KHẮC SÂU KIẾN THỨC CHO HỌC SINH

  Phạm vi: Môn Ngữ văn 9
Áp dụng: 
Viết đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng môn Ngữ văn 9

Viết đề SKKN môn 
Ngữ văn 9

Viết đề tài Tiểu luận PPGD  Ngữ văn 9

Viết Báo cáo thực tập sư phạm môn Ngữ văn 9

Định dạng tài liệu: Word - Font chữ unicode.

Số trang: 23 (có phụ lục)

I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Lâu nay trong quá trình dạy học nói chung ,dạy môn Ngữ văn nói riêng, chúng ta vẫn thường sử dụng các mô hình, sơ đồ, biểu đồ... để cô đọng, khái quát kiến thức cho học sinh, nhất là ở những bài tổng kết các chương, các phần của môn học hay các bài ôn tập. Cách làm này có thể nói đã đem lại những hiệu quả thiết thực nhất định trong việc ôn tập, củng cố, hệ thống kiến thức cho học sinh bởi cách trình bày gọn, rõ, lôgic. 


Thế nhưng, bên cạnh những ưu điểm ấy, cách làm này vẫn còn những hạn chế nhất định, bởi trước hết là cả lớp cùng có chung cách trình bày giống như cách của giáo viên hoặc của tài liệu, chứ không phải do học sinh tự xây dựng theo cách hiểu của mình. Các bảng biểu đó chưa chú ý đến hình ảnh, màu sắc và đường nét. Cách làm này chưa thật sự phát huy được tư duy sáng tạo, chưa thật sự kích thích, lôi cuốn được các em trong việc tích cực, chủ động tìm tòi, phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức của bài học. Hơn nữa, phạm vi sử dụng hẹp vì chúng ta chỉ sử dụng chúng trong một số tiết dạy có tính chất tổng kết các chương, các phần, các mảng kiến thức của môn học hay các bài ôn tập mà thôi chứ chúng không được sử dụng đại trà cho tất cả các bài học, các giờ lên lớp cũng như các khâu của tiến trình bài dạy.
     Trong thời gian gần đây, chúng ta đã bước đầu được tiếp cận với những phương pháp, kĩ thuật dạy học mới. Trong đó có việc sử dụng bản đồ tư duy (BĐTD). Có thể nói, đây là một bước tiến đáng kể trong việc đổi mới PPDH hiện nay khi mà khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ, nhất là sự bùng nổ của ngành Công nghệ thông tin. Việc sử dụng BĐTD thay thế cho những mô hình, sơ đồ, biểu đồ...  đã lạc hậu, lỗi thời để khái quát, cô đọng kiến thức cho học sinh là một sự tất yếu, bởi BĐTD có rất nhiều điểm ưu việt hơn. Do đó, việc ứng dụng BĐTD vào trong quá trình dạy học môn Ngữ Văn không chỉ lôi cuốn sự hứng thú, làm “sống lại” niềm đam mê, yêu thích môn học ở các em học sinh mà còn làm dấy lên một “phong trào” đưa BĐTD vào bài giảng ở giáo viên.
       Bản đồ tư duy  còn gọi là sơ đồ tư duy, lược đồ tư duy,… là hình thức ghi chép nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, hệ thống hóa một chủ đề hay một mạch kiến thức,… bằng cách kết hợp việc sử dụng đồng thời hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết với sự tư duy tích cực.  Đặc biệt đây là một sơ đồ mở, không yêu cầu tỉ lệ, chi tiết chặt chẽ như bản đồ địa lí, có thể vẽ thêm hoặc bớt các nhánh, mỗi người vẽ một kiểu khác nhau, dùng màu sắc, hình ảnh, các cụm từ diễn đạt khác nhau, cùng một chủ đề nhưng mỗi người có thể thể hiện nó dưới dạng BĐTD theo một cách riêng, do đó việc lập BĐTD phát huy được tối đa khả năng sáng tạo của mỗi người.
      Có thể vận dụng BĐTD vào hỗ trợ dạy học kiến thức mới, củng cố kiến thức sau mỗi tiết học.  Đặc biệt phương pháp BĐTD rất thích hợp để sử dụng trong các tiết ôn tập hệ thống hóa kiến thức sau mỗi chương, mỗi học kì... 
  Phương pháp tôi muốn đưa ra là sử dụng BĐTD trong dạy học tiết Ôn tập Tiếng Việt môn Ngữ Văn 9. Bởi lượng kiến thức trong các tiết ôn tập nói chung, các tiết Ôn tập phần Tiếng Việt môn Ngữ Văn lớp 9 nói riêng thường rất nhiều. Sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, trong đó có phương pháp BĐTD trong dạy học các tiết ôn tập Tiếng Việt (môn Ngữ Văn 9) sẽ giúp học sinh có được phương pháp học tích cực, tăng tính độc lập, chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy.

         Nghiên cứu được tiến hành trên 2 nhóm học sinh thuộc lớp 9A1 trường THCS XXX. Do đặc thù của trường thị trấn, số HS trong một lớp tương đối đông, tôi tiến hành chia học sinh ở  lớp 9A1 thành 2 nhóm ngẫu nhiên, một nhóm đối chứng và một nhóm thực nghiệm. Nhóm thực nghiệm được thực hiện giải pháp thay thế ở tiết 73,74 : Ôn tập Tiếng Việt. Kết quả cho thấy tác động có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả học tập của HS. Nhóm thực nghiệm đạt kết quả học tập cao hơn so với nhóm đối chứng. Điểm bài kiểm tra sau thực nghiệm của nhóm thực nghiệm có kết quả trung bình là 7,3437 còn nhóm đối chứng là 6,3125. Kết quả kiểm chứng T.Test cho thấy P< 0,05 có nghĩa là có sự khác biệt lớn giữa điểm trung bình của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng. Điều đó chứng minh rằng sử dụng phương pháp bản đồ tư duy  trong dạy học làm nâng cao kết quả học tập trong tiết 73, 74: Ôn tập Tiếng Việt cho HS lớp 9A1 trường THCS XXX

Tải về để xem tiếp


Hướng dẫn tải đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng:

- Bước 1: Soạn tin: HSG 1162 gửi 8685 (10.000 VNĐ/sms) để lấy mã tải đề tài NCKHSPUD này.

- Bước 2: Sau khi nhận được mã, bạn nhập mã vào khung bên dưới và bấm vào nút xác nhận.

- Bước 3: Bấm vào nút Tải về để tải đề tài NCKHSPUD


Nhập mã:
Lưu ý khi tải tài liệu: Việc tải tài liệu trên website Nghiên cứu khoa học sư phạm có tính phí sưu tầm, định dạng font chữ chuẩn, thống nhất. Vì vậy bạn nên cân nhắc kỹ việc trả phí trước khi tải tài liệu.
XEM ĐIỂM CHUẨN VÀO LỚP 10 CÁC TỈNH

Xem điểm chuẩn lớp 10
Hướng dẫn mua bán BITCOIN => Bấm vào đây




Sách hay bấm vào đây

0 nhận xét Blogger 0 Facebook

Post a Comment

Cám ơn bạn đã phản hồi


Subscribe to: Posts (Atom)


 
Sang kien kinh nghiem HAY - NCKHSPUD HAY ©Email: tailieuchogiaovien@gmail.com. All Rights Reserved. Powered by >How to best
Link:Bantintuvan|tailieusupham|khoahocsupham|Soidiemchontruong|inluon|Tài liệu|Xuất ngoại Nhật|Travel-Du lịch|Tử vi|Science
Top