XEM THỐNG KÊ ĐIỂM CHUẨN VÀO LỚP 10 CÁC TỈNH

Hình thành kỹ năng giải một số dạng toán có lời văn ở khối 4: Áp dụng của giáo viên thế nào?


Thực tiễn áp dụng những giải pháp mới :


a. Những điều kiện cần có để áp dụng những giải pháp mới :


-Chuẩn bị của GV : GV nghiên cứu kĩ ở nhà, tóm tắt bài toán ngắn gọn, dễ hiểu. Phân tích bài toán bằng hệ thống câu hỏi ngắn gọn, dễ hiểu. Các câu hỏi liên quan với nhau chặt chẽ để HS dễ nhận ra dạng toán.



-Chuẩn bị của HS : Giao việc ở nhà cho HS một cách cụ thể, đọc kĩ những bài toán ngày mai sẽ học, tìm hiểu và phân tích bài toán theo câu hỏi gợi ý sau :


+ Bài toán hỏi gì?


+ Bai toán đã cho biết cái gì?


+ Muốn tìm cái chưa biết ấy thì phải có những điều kiện gì?


+ Bài toán giống với các dạng bài nào đã học?


+ Bài toán thuộc dạng bài nào?


+ Cách giải bài toán thuộc dạng  bài này đi theo những bước nào?


b. Phương pháp thực hiện những giải pháp mới :


Sau đây là một số kinh nghiệm của bản thân tôi có những biện pháp giúp HS hình thành kĩ năng khi giải một số dạng toán có lời văn ở lớp 4 cũng như những dạng cơ bản ở lớp 4 là tìm 2 số khi biết :


+ Tổng và hiệu của 2 số đó.


+ Tổng và tỉ số của 2 số đó.


+ Hiệu và tỉ số của 2 số đó.


Cả 3 dạng này đều tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng. HS thường hay lẫn lộn giữa các khái niệm : Tổng – Hiệu ; Tổng – Tỉ ; Hiệu – Tỉ. Vì vậy trong cách tóm tắt này người ta dùng các đoạn thẳng để biểu thị các số đã cho, các số phải tìm, các quan hệ toán học trong từng đề toán. Muốn vậy phải rèn HS khi tóm tắt đề toán bằng sơ đồ đoạn thẳng, cần làm quen với cách biểu thị một số quan hệ toán học sau


- Quan hệ “Số b hơn số a 3 đơn vị” hay “số a kém hơn số b 3 đơn vị”


a


b                                              3             


- Để nói rằng tổng của 2 số a và b là một số c  nào đó ta dùng dấu móc


a


b                                                                       c


         


              - Để nói rằng hiệu của số a và b là một số d


a


b                                                              d


          - Để chỉ quan hệ “số b gấp 3 lần số a” hay “số a kém 3 lẩn số b”


a


                    b


             - Để chỉ quan hệ “Số a bằng 2/3 số b”


a


b


HS vẽ được sơ đồ đoạn thẳng đúng, có nghĩa là bước đầu thành công trong việc nhận dạng bài toán. Bước tiếp theo là phân tích những câu, từ thuộc bản chất của đề toán.


Minh họa các dạng toán :


Dạng 1 : Tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó.


Ví dụ : Bài 2 trang 47 (SGK lớp 4)


Một lớp học có 28 học sinh. Số học sinh trai hơn số học sinh gái là 4 em. Hỏi lớp học đó có bao nhiêu học sinh trai, bao nhiêu học sinh gái.


-  Hướng dẫn HS chú ý vào cụm từ “có 28 học sinh”, rõ ràng trong lớp có 28 em là vừa có nam, vừa có nữ. Như vậy ta đã biết yếu tố thứ nhất là “Tổng”; Cụm từ “Học sinh trai hơn học sinh gái 4 em” đây là yếu tố thứ hai là “Hiệu”.


-   Ta vẽ được sơ đồ tóm tắt như sau :


? hs


Nam


Nữ                        ?hs                         4 hs                          28 học sinh


               


        Qua hướng dẫn tóm tắt và phân tích như trên HS dễ nhận ra bài toán thuộc dạng “Tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó”.


-  Phân tích bài toán để tìm cách giải như sau :


+ Bài toán hỏi gì? (số hs trai, số hs gái)


+ Bài toán cho biết gì? (Tổng số hs 28 em, hiệu số hs trai và hs gái là 4 em)


+ Nhìn vào tóm tắt bài toán thuộc dạng gì? (tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó)


+ Muốn tìm số nữ sinh ta làm như thế nào?  (áp dụng công thức số bé lấy ‘tổng – hiệu’ : 2)


+ Tổng số học sinh biết chưa? (biết rồi : 28 em)


+ Hiệu số nam và nữ? (biết rồi 4 em)


+ Muốn tìm số nam sinh ta làm như thế nào? (lấy số nữ sinh + hiệu)


-  Khi HS đã trình bày bài xong, ta dùng kết quả để thử lại :


Số nam + số nữ     =  tổng


Số nam -  số nữ     =  4 học sinh


-  Khuyến khích HS tự đặt bài toán khác ?


Bạn Lan và bạn Hân hái được 32 bông hoa. Số bông hoa bạn Lan nhiều hơn số bông hoa bạn Hân 6 bông hoa . Hỏi mỗi bạn hái được bao nhiêu bông hoa?


* Dạng 2 :  Tìm 2 số khi biết tổng và tỉ số của 2 số.


Ví dụ :         Bài 2 trang 148 (SGK lớp 4)


Hai kho chứa 125 tấn thóc, trong đó số thóc ở kho thứ nhất bằng 2/3 số thóc ở kho thứ hai. Hỏi mỗi kho chứa bao nhiêu tấn thóc?


- Hướng dẫn HS xác định 125 tấn là tổng của 2 kho. “2/3” là tỉ số ( Kho thứ nhất 2 phần, kho thứ hai 3 phần ) .


- Ta vẽ được sơ đồ đoạn thẳng như sau :


Kho thứ nhất :                           ? tấn


Kho thứ hai   :                           ? tấn                              125 tấn


-   Có thể phân tích bài toán và tìm cách giải như sau :


+ Bài toán hỏi gì? (kho thứ nhất ? tấn; kho thứ hai ? tấn)


+ Bài toán cho biết gì? (hai kho 125 tấn; kho thứ nhất bằng 2/3 kho thứ hai)


+ Nhìn vào tóm tắt bài toán thuộc dạng gì? (tìm 2 số khi biết tổng và tỉ số của 2 số đó)


+ Xác định tổng : kho thứ nhất và kho thứ hai? (125 tấn)


+ Xác định tỉ số “2/3”; vậy coi kho thứ nhất 2 phần thì kho thứ hai 3 phần.


+Tổng 125 tấn gồm mấy phần bằng nhau  (2 + 3 – 5 phần)


+ Tìm số tấn mỗi kho là tìm mấy phần? Làm tính gì? (1 phần; tính chia 125 : 5 – 25 (tấn)


+ Kho thứ nhất ? phần; (2 phần; 25 x 2 – 50 ‘tấn’)


+ Kho thứ hai ? nhiêu phần ; (3 phần ; 25 x 3  – 75 ‘tấn’)


* Dạng 3 :    Tìm 2 số khi biét hiệu và tỉ số của 2 số đó


Đây là dạng toán mà HS hay lẫn lộn với dạng toán “Tổng – Tỉ” vì cả 2 dạng đều giống nhau ở yếu tố tỉ số. Khi đã xác định được yếu tố tỉ số HS phải xác định yếu tố còn lại là “Tổng” hay “Hiệu”, dựa vào mối quan hệ nếu là hiệu thì”Số liệu này ít hơn (hoặc nhiều hơn) số liệu kia”, nếu không có nhiều hơn, ít hơn thì là “Tổng”.


Ví dụ :  Bài 4 trang 153 (SGK lớp 4)


Năm nay tuổi con ít hơn tuổi bố 35 tuổi và bằng 2/9 tuổi bố. Hỏi năm nay con bao nhiêu tuổi, bố bao nhiêu tuổi.


- Hướng dẫn HS xác định tỉ số với cụm từ “tuổi con bằng 2/9 tuổi bố”; xác định hiệu với cụm từ “ít hơn tuổi bố”.


- Ta vẽ tóm tắt bằng sơ đồ :


? tuổi


Con


 


Bố                                                     35 tuổi


? tuổi


-  Phân tích và cách giải như sau :


+ Bài toán hỏi gì? (tuổi con? tuổi bố? )


+ Bài toán cho biết gì? (tuổi con bằng 2/9 tuổi bố; ít hơn bố 35 tuổi )


+ Nhìn vào tóm tắt bài toán thuộc dạng gì? (tìm 2 số khi biết hiệu và tỉ số)


+ Xác định hiệu : Số tuổi con ít hơn số tuổi bố ? tuổi (35 tuổi)


+ Xác định tỉ số : Số tuổi con bằng 2/9 tuổi bố. Vậy con số tuổi con mấy phần? Số tuổi bố mấy phần? (tuổi con 2 phần, tuổi bố 9 phần)


+ 35 tuổi gồm mấy phần (9 – 2 – 7 phần); tìm số tuổi 1 phần (35 : 7 – 5 tuổi)


+ Tìm số tuổi con là tìm mấy phần? (2 phần)


-7-


+ Tìm số tuổi bố là tìm mấy phần? (9 phần)


Vậy từ 3 ví dụ của 3 dạng toán trên ta có thể rút ra sự liên quan giữa các dạng toán như sau :


 


























Yếu tố thứ nhất


Yếu tố thứ haiDạng toánSơ đồ đoạn thẳng
 

Tổng

 

Tỉ

 

Tổng – Tỉ

a

b  

HiệuTổng – Hiệua

b

 

Hiệu

TổngTổng – Hiệu
Tỉ

Hiệu – Tỉ


a

b

 

Tỉ

HiệuTỉ – Hiệu
TổngTổng – Tỉ

 


* Để dạy tốt các bài toán có lời văn, GV hướng dẫn cho HS đi theo 5 bước :


* Bước 1 : – Tìm hiểu thật kỹ đề toán, xác định đâu là cái đã cho, đâu là cái phải tìm.


- Tóm tắt đề toán bằng sơ đồ, hình vẽ hoặc ngôn ngữ, kí hiệu ngắn gọn. Thông qua đó để thiết lập mối quan hệ giữa cái đã cho và cái phải tìm làm cơ sở cho việc nhận dạng bài toán.


* Bước 2 : Hương dẫn cách phân tích bài toán, nhận dạng bài toán để tìm cách giải. Kết quả bước này là xác định được một trình tự để giải bài toán.


* Bước 3  : Lần lượt thực hiện các phép tính theo trình tự giải để đi đến đáp số.


* Bước 4 : Thử lại kết quả bài toán .


* Bước 5 : Tập khai thác bài toán. Đây là động lực rất tốt để HS tự rèn luyện cho mình năng lực suy nghĩ độc lập và tính hoạt bát, trí thông minh và óc sáng tạo. Đây cũng là dịp tốt để phát hiện ra những HS có kiến thức vượt trội để tuyển chọn vào đội tuyển tham gia HS giỏi các cấp.  



Hình thành kỹ năng giải một số dạng toán có lời văn ở khối 4: Áp dụng của giáo viên thế nào?
XEM ĐIỂM CHUẨN VÀO LỚP 10 CÁC TỈNH

Xem điểm chuẩn lớp 10
Hướng dẫn mua bán BITCOIN => Bấm vào đây




Sách hay bấm vào đây

0 nhận xét Blogger 0 Facebook

Post a Comment

Cám ơn bạn đã phản hồi


Subscribe to: Posts (Atom)


 
Sang kien kinh nghiem HAY - NCKHSPUD HAY ©Email: tailieuchogiaovien@gmail.com. All Rights Reserved. Powered by >How to best
Link:Bantintuvan|tailieusupham|khoahocsupham|Soidiemchontruong|inluon|Tài liệu|Xuất ngoại Nhật|Travel-Du lịch|Tử vi|Science
Top