XEM THỐNG KÊ ĐIỂM CHUẨN VÀO LỚP 10 CÁC TỈNH

Với thực trạng trên, Bộ GD&ĐT nên xem lại đề án, việc áp dụng đối tượng cần nâng chuẩn theo đề án quá viển vông và xa rời thực tiễn này

Chuyện nâng chuẩn giáo viên tiếng Anh đang là vấn đề nóng đối với giáo dục khắp cả nước, đặc biệt hiện nay tại khu vực ĐBSCL trong những ngày qua.



Đồng Tháp: Chi tiền tỉ cho bồi dưỡng vẫn không đạt


Năm 2012 Sở GD-ĐT Đồng Tháp đã tổ chức cho 662 giáo viên tham gia lớp bồi dưỡng nâng cao năng lực tiếng Anh các cấp học. Kết quả khảo sát cho thấy chỉ có 27 giáo viên đạt chuẩn B2 và ba giáo viên đạt chuẩn C1.


Đến năm 2013, Sở GD-ĐT Đồng Tháp tiếp tục đưa 819 giáo viên đi học bồi dưỡng, kết quả chỉ có 56 giáo viên cấp tiểu học và THCS đạt chuẩn B2 và 14 giáo viên THPT đạt chuẩn C1 (bảy giáo viên đạt chuẩn là do đi học tự túc). Kinh phí đào tạo giáo viên từ Ngân sách. Lượng kinh phí Đồng Tháp chi lên tới 14 tỉ đồng (trung bình mỗi giáo viên 10 triệu đồng).


Năm 2014, Sở GD-ĐT Đồng Tháp tiếp tục lbồi dưỡng cho 431 giáo viên nhằm đạt chuẩn tiếng Anh với lượng kinh phí lên tới gần 5 tỉ đồng.


Bến Tre: Xử lí giáo viên không đạt chuẩn


Cũng như Đồng Tháp, hàng loạt giáo viên Tiếng Anh của tỉnh Bến Tre tham gia nâng chuẩn Tiếng Anh do Sở GD&ĐT tổ chức và cũng rớt hàng loạt. Trước tình trạng này, Giám đốc sở GD&ĐT Bến Tre đã ra văn bản yêu cầu xử lí giáo viên thi rớt và nếu thi lần 3 vẫn rớt sẽ đòi giáo viên tiền đào tạo. Sự việc này dẫn đến giáo viên phải kêu cứu và Bộ GD&ĐT phải xuống can thiệp với Sở GD&ĐT Bến Tre (Ảnh)


721102


Cả nước đều vậy


Không chỉ Bến Tre, Đồng Tháp mà tất cả các tỉnh, thành phố trên cả nước đều thực hiện nâng chuẩn Tiếng Anh theo đề án Ngoại ngữ do Bộ GD&ĐT làm chủ đề án. Nguồn kinh phí đều do Nhà nước cấp với mức chi không dưới 10 triệu đồng/1 giáo viên  Tình trạng giáo viên thi là rớt cũng diễn ra ở tất cả các tỉnh, thành. Kể cả 2 trung tâm lớn là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.


Bộ GD&ĐT nên xem lại


Thực trạng giáo viên thi đến 3 lần vẫn rớt như vậy cho thấy, trước khi thực hiện đề án này, Bộ GD&ĐT chưa khảo sát và không lường trước được những tình huống xảy ra. Nói cách khác, Bộ GD&ĐT không nắm hết thực tiễn giáo viên và chương trình đào tạo giáo viên do Bộ này quản lí.


Một sự thiếu thực tế của Bộ GD&ĐT nữa là, giả sử khi giáo viên được chứng chỉ rồi thì chất lượng dạy, học Tiếng Anh cho học sinh có được nâng lên hay không bởi mục tiêu cuối cùng của đề án là việc dạy và học Tiếng Anh cho học sinh phổ thông. Chớ trêu thay, điều này giáo viên Tiếng Anh là những người nắm rõ nhất chứ không phải là Bộ GD&ĐT.


Giáo viên dạy tiếng Anh hiện tại là sản phẩm của chính Bộ GD&ĐT mà chính Bộ này cũng không nắm được thực tiễn lượng kiến thức của họ, để chính họ đang là nạn nhân thực sự của đề àn này.


Hơn 1/2 quãng đường thực hiện đề án, lượng kinh phí chi ra không ít, thời gian công sức của giáo viên tham gia học tập không ít, sự lo lắng, hoang mang và áp lực lên giáo viên dạy Tiếng Anh là không nhỏ. Vậy nhưng kết quả thu được gần như con số 0.


Với thực trạng trên, Bộ GD&ĐT nên xem lại đề án, việc áp dụng đối tượng cần nâng chuẩn theo đề án quá viển vông và xa rời thực tiễn này.


Bạn nghĩ gì về vấn đề này?



Thi nâng chuẩn giáo viên tiếng Anh: Rớt như sung rụng!
XEM ĐIỂM CHUẨN VÀO LỚP 10 CÁC TỈNH

Xem điểm chuẩn lớp 10
Hướng dẫn mua bán BITCOIN => Bấm vào đây




Sách hay bấm vào đây

0 nhận xét Blogger 0 Facebook

Post a Comment

Cám ơn bạn đã phản hồi


Subscribe to: Posts (Atom)


 
Sang kien kinh nghiem HAY - NCKHSPUD HAY ©Email: tailieuchogiaovien@gmail.com. All Rights Reserved. Powered by >How to best
Link:Bantintuvan|tailieusupham|khoahocsupham|Soidiemchontruong|inluon|Tài liệu|Xuất ngoại Nhật|Travel-Du lịch|Tử vi|Science
Top