Sự đổi mới của ngành giáo dục nói chung và ngành mầm non nói riêng. Đã có nhiều chuyên đề do phòng giáo dục tổ chức, các buổi bồi dương chuyên môn môn cho giáo viên chúng tôi nhằm bồi dưỡng tạo điều kiện cho giáo viên đứng lớp tôi được học hỏi, rút kinh nghiệm cho các tiết dạy, và hoạt động góc.
Trong chương trình chăm sóc và giáo dục trẻmầm non, môn học làm quen với toán ở lớp mẫu giáo lớn đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp những kiến thức ban đầu cho trẻ trước khi vào trường tiểu học. Nếu ngay từ khi học mẫu giáo, trẻ đã nắm vững các khái niệm đơn giản về số lượng, kích thước, hình dạng, định hướng không gian, thì sau này trẻ sẽ vững vàng, tự tin khi tiếp nhận những kiến thức của môn toán học ở lớp một. Bộ môn “Làm quen với toán” là một môn học đòi hỏi độ chính xác cao. Muốn làm tốt được việc này trước hết đòi hỏi người giáo viên phải có tâm huyết với nghề, suy nghĩ tìm tòi, chu đáo tỉ mỉ, sáng tạo hướng dẫn trẻ tham gia vào hoạt động một cách có khoa học để trẻ bước đầu nắm bắt, hình thành những kỹ năng học tập đối với môn làm quen với biểu tượng toán sơ đẳng. Nhưng trong thực tế ở trường mầm non dạy trẻ làm quen với toán còn nhiều khó khăn. Đây là bộ môn khó đòi hỏi giáo viên phải có những phương pháp dạy học tích cực để rèn luyện cho trẻ khả năng tập đếm về số lượng trong phạm vi 10. Thực tế ở lớp tôi đầu năm học, tôi thấy đa số trẻ thường hay đếm vẹt, đếm nhảy cóc. Một số trẻ học rất thụ động đếm xuôi được nhưng đếm ngược lại chưa đếm được. Chính vì nhận thức được tầm quan trọng của bộ môn làm quen với Toán mà năm học 2012 – 2013 tôi đã bắt tay đi sâu vào nghiên cứu đề tài: “ Làm thế nào để hướng dẫn trẻ mẫu giáo lớn học tốt bộ môn làm quen với Toán về số lượng”
Trong quḠtrình nghiên cứu, tôi đã dùng phương pháp thực nghiệm lấy 40 trẻ ở 2 lớp 5A1 và 5A2, chia ra làm 2 nhóm:
+ Nhóm thực nghiệm: 20 trẻ -lớp 5A1
+ Nhóm đối chứng: 20 trẻ – lớp 5A2
Đo đầu vào của cả 2 nhóm theo các tiêu chí sau:
+ Tích cực, hứng thú tham gia vào hoạt động làm quen với toán.
+ Kiến thức ,kĩ năng của từng hoạt động làm quen với toán.
Sau đó tôi tiến hành hoạt động thự nghiệm, tác động các biện pháp của mình vào nhóm thực nghiệm, còn nhóm đối chứng để nguyên phương pháp hiện hành, tiếp tục đo đầu ra của 2 nhóm.Sau thực nghiệm, tôi thấy nhóm thực nghiệm kết quả cao hơn nhóm đối chứng.
Đề tài NCKHSPUD Mầm non: Làm thế nào để giúp trẻ 5 tuổi học tốt bộ môn làm quen với toán về số lượng
Xem điểm chuẩn lớp 10
Hướng dẫn mua bán BITCOIN => Bấm vào đây
Sách hay bấm vào đây
0 nhận xét Blogger 0 Facebook
Post a Comment
Cám ơn bạn đã phản hồi