XEM THỐNG KÊ ĐIỂM CHUẨN VÀO LỚP 10 CÁC TỈNH

                                       PHẦN I.   ĐẶT VẤN ĐỀ


Như chúng ta đã biết : “Phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đào tạo những con người có kiến thức văn hoá, khoa học, có kỹ năng nghề nghiệp, lao động tự chủ, sáng tạo và có kỷ luật, giàu lòng nhân ái, yêu nước, yêu CNXH, sống lành mạnh, đáp ứng với yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn hiện tại và chuẩn bị cho tương lai. Phải mở rộng quy mô, đồng thời năng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục, gắn học với hành, tài với đức.



Đối với giáo dục đào tạo,  giáo dục đạo đức là một biện pháp giáo dục hữu cơ của giáo dục toàn diện. Khẩu hiệu xưa ” Tiên học lễ – hậu học văn” vẫn nguyên giá trị trong tình hình hiện nay. Đất nước ta đang trên đà đổi mới việc chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước đã tạo nên những thành tựu đáng mừng về kinh tế. Tuy nhiên  sự phát triển nào cũng có hai mặt, bên cạnh những chuyển biến tích cực nền kinh tế thị trường với cơ chế “mở cửa” đã gây ra những biến động có ảnh hưởng tiêu cực trong nhiều lĩnh vực của đời sống trong đó có giáo dục, các giá trị đạo đức phần nào bị lãng quên dẫn đến mức độ gia tăng sự suy thoái các mối quan hệ trong sáng trong lối sống, nếp sống và đạo đức xã hội. Nó có tác động trực tiếp đến việc giáo dục học sinh trong nhà trường. Đây là một biểu hiện  đáng lo ngại buộc chúng ta phải suy nghĩ và tìm biện pháp khắc phục. Tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục phổ thông. Quá trình giáo dục Tiểu học là một biện pháp hữu cơ của quá trình sư phạm trọn vẹn nhằm tạo cơ sở ban đầu cho nhân cách phát triển hài hoà, toàn diện. Với nhiệm vụ hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về tình cảm, trí tuệ, thể chất và các kỹ năng cơ bản để học tiếp lên những lớp trên.


Quá trình giáo dục đạo đức là một biện pháp của quá trình sư phạm tổng thể, giúp học sinh hình thành ý thức đạo đức, bồi dưỡng tình cảm đạo đức, rèn luyện hành vi và thói quen đạo đức. Cùng với những yêu cầu đổi mới của đơn vị, của sự nghiệp giáo dục đào tạo yêu cầu giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức nói riêng phải đổi mới và nâng cao. Trách nhiệm này trong nhà trường thuộc về mọi thành viên và mọi tổ chức đoàn thể, đối với giáo viên chủ nhiệm lớp, nhất là đối với những lớp ở cấp tiểu học cô chủ nhiệm  cũng là giáo viên dạy các môn văn hoấ đồng thời cũng tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp  cho học sinh vì vậy ở trường giáo viên chủ nhiệm được tiếp xúc với các em nhiều hơn cả cho nên việc gần gũi ,theo dõi giúp đỡ, đôn đốc , uốn nắn học sinh trong tất cả các hoạt động sẽ có nhiều thuận lợi.  Đặc biệt Đội thiếu niên Tiền phong là tổ chức tốt nhất, có hiệu quả nhất trong giáo dục đạo đức học sinh ở trường Tiểu học. Hơn nữa mục đích của tổ chức Đội thiếu niên Tiền phong trong nhà trường là phù hợp và thống nhất với mục tiêu giáo dục Tiểu học. Do đó yêu cầu người Hiệu trưởng phải quan tâm phối hợp với tổ chức Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh.



Đề tài NCKHSPUD Đoàn đội: Một số việc làm kết phối hợp với Đoàn Đội và Giáo viên chủ nhiệm lớp để giáo dục đạo đức học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường
XEM ĐIỂM CHUẨN VÀO LỚP 10 CÁC TỈNH

Xem điểm chuẩn lớp 10
Hướng dẫn mua bán BITCOIN => Bấm vào đây




Sách hay bấm vào đây

0 nhận xét Blogger 0 Facebook

Post a Comment

Cám ơn bạn đã phản hồi


Subscribe to: Posts (Atom)


 
Sang kien kinh nghiem HAY - NCKHSPUD HAY ©Email: tailieuchogiaovien@gmail.com. All Rights Reserved. Powered by >How to best
Link:Bantintuvan|tailieusupham|khoahocsupham|Soidiemchontruong|inluon|Tài liệu|Xuất ngoại Nhật|Travel-Du lịch|Tử vi|Science
Top