XEM THỐNG KÊ ĐIỂM CHUẨN VÀO LỚP 10 CÁC TỈNH


  1. TÓM TẮT ĐỀ TÀI.


Giáo dục có ảnh hưởng rất lớn đến công cuộc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước, vì thế Đảng và nhà nước ta luôn đặt giáo dục là quốc sách hàng đầu. Giáo dục phải luôn đi trước một bước so với sự phát triển của xã hội, do vậy giáo dục phải không ngừng đổi mới. Trong những năm gần đây, giáo dục nước nhà đã có nhiều khởi sắc, không ngừng chuyển mình đổi mới theo tinh thần từ Nghị quyết đại hội Đảng IX: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, từng  môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.


Bộ môn Địa lý trường THCS có ý nghĩa rất quan trọng bởi nó cung cấp cho học sinh một hệ thống kiến thức phổ thông, cơ bản và thiết thực đầu tiên về Địa lý, là bộ môn khoa học thực tiễn, yêu cầu vận dụng của kiến thức thực tế rất cao. Do vậy để nâng cao chất lượng bộ môn, ngoài việc đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học còn phải chú ý nhiều hơn nữa đến việc rèn kĩ năng cho học sinh. Môn Đia lý có rất nhiều kĩ năng cần sử dụng: kĩ năng nhận diện bài tập, kĩ năng xử lý bảng số liệu, kĩ năng tìm hiểu thực tế, kĩ năng dự đoán hiện tượng, kĩ năng thu thập và xử lý kiến thức thực tế,… Một trong số những kĩ năng đó là kĩ năng lựa chon, vẽ và nhận xét các dạng biểu đồ. Vậy làm thế nào để nâng cao năng lực phân tích, lựa chon, vẽ và nhận xét các dạng biểu đồ cho học sinh, giúp các em có định hướng cụ thể khi làm bài và giải bài trong thời gian ngắn?


Khi giải một bài tập Địa lý, cái khó đối với học sinh là xác định phương pháp để làm bài. Một bài tập có thể có nhiều phương pháp giải khác nhau, học sinh sẽ khó xác định dùng phương pháp nào cho tốt. Do lượng bài tập cùng dạng trong chương trình Địa lý THCS tương đối ít, học sinh ít có thời gian được rèn luyện kĩ năng. Bên cạnh đó, có nhiều phương pháp giải được ở bài tập này nhưng không giải được ở bài tập khác cùng dạng khi dữ kiện bài cho khác nhau. Điều đó dẫn tới kĩ năng lựa chọn, vẽ biều đồ của học sinh THCS bị hạn chế.


Giải pháp của tôi là hướng học sinh giải dạng bài biểu đồ theo một phương pháp, giúp các em có nhiều cơ hội rèn luyện để hình thành kĩ năng giải bài tập tốt hơn. Một phương pháp giải thì không phải là tối ưu trong mọi trường hợp, nhưng sẽ giúp học sinh có định hướng tốt, biết sẽ phải làm gì để tìm được kết quả mong muốn, từ đó sẽ tiết kiệm thời gian làm bài cho học sinh, nâng cao chất lượng học tập bộ môn cho học sinh, đặc biệt là đối tượng học sinh đại trà.


Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm đối tượng ngẫu nhiên: hai lớp 9 của trường THCS  XXX . Lớp 9A2 là lớp thực nghiệm và 9A3 là lớp đối chứng. Lớp thực nghiệm được thực hiện giải pháp thay thế khi giải các bài tập từ bài 2-42 (Địa lý 9) với các bài tập: Bài 2 (BT 3), bài 4 (BT 3), bài 6 (BT 2), bài 8 (BT 2), bài 9 (BT 3), bài 18 (BT 3), bài 26 (BT 2), bài 28 (BT 3), bài 31 (BT 3), bài 32 (BT 3), bài 33 (BT 3), bài 36 (BT 3) và ở một số bai thực hành như: bài 10, bai 16, bài 22… Kết quả cho thấy tác động đã có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả học tập của học sinh: lớp thực nghiệm đạt kết quả cao hơn so với lớp đối chứng. Điểm bài kiểm tra sau tác động của lớp thực nghiệm có giá trị trung bình là 7,53; điểm bài kiểm tra sau tác động của lớp đối chứng có giá trị trung bình là 6,13. Kết quả kiểm chứng t-test cho thấy p = 0,00014 < 0,05 cho thấy có sự khác biệt lớn giữa điểm trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Điều đó chứng minh việc đổi mới phương pháp dạy dạng bài lựa chọn, vẽ và nhận xét một dạng biểu đồ sẽ nâng cao kết quả học tập của học sinh khi giải dạng bài tập này nói riêng, đồng thời nâng cao chất lượng học tập bộ môn Địa lý ở trường THCS nói chung.


II. GIỚI THIỆU.


Trong chương trình Địa lý THCS, dạng bài lựa chọn, vẽ và nhận xét biểu đồ được học sinh học tập ngay từ những bài của chương trình Địa lý lớp 7, đặc biệt được nhấn mạnh trong các bài thực hành vẽ biểu đồ ở chương trình Địa lý lớp 9. Những kiến thức đó là cơ sở để học sinh có thể hiểu được phương pháp, cách lựa chọn dạng biểu đồ cho mỗi kiểu bài tập. Tuy nhiên, các dạng bài thực hành ít khi xuất hiện trong Địa lý 7, 8. Sang đến chương trình Địa lý lớp 9 thì học sinh được làm quen nhiều hơn.


Đối với môn địa lý 9 mục tiêu của bộ môn là nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức phổ thông cơ bản về dân cư, các ngành kinh tế và sự phân hóa lãnh thổ về tự nhiên, kinh tế xã hội của nước ta. Địa lý tỉnh, thành phố nơi các em đang sinh sống và học tập.



Đề tài NCKHSPUD-SKKN Địa lí THCS: Cách rèn kỹ năng lựa chọn, vẽ và nhận xét các dạng biểu đồ trong môn địa lý lớp 9
XEM ĐIỂM CHUẨN VÀO LỚP 10 CÁC TỈNH

Xem điểm chuẩn lớp 10
Hướng dẫn mua bán BITCOIN => Bấm vào đây




Sách hay bấm vào đây

0 nhận xét Blogger 0 Facebook

Post a Comment

Cám ơn bạn đã phản hồi


Subscribe to: Posts (Atom)


 
Sang kien kinh nghiem HAY - NCKHSPUD HAY ©Email: tailieuchogiaovien@gmail.com. All Rights Reserved. Powered by >How to best
Link:Bantintuvan|tailieusupham|khoahocsupham|Soidiemchontruong|inluon|Tài liệu|Xuất ngoại Nhật|Travel-Du lịch|Tử vi|Science
Top