Đề tài NCKHSPƯD: Chỉ đạo giáo viên dạy học bám sát đối tượng học sinh để nâng cao chất lượng dạy học ở Trường THCS.
- TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Trong bất cứ lĩnh vực cũng như ngành nghề nào cũng đều phải quan tâm đến đối tượng hoạt động của mình. Cảnh sát điều tra tội phạm không thể không bám sát đối tượng điều tra, bác sĩ phải hiểu bệnh nhân của mình để điều trị. Nghiên cứu khoa học cũng phải bám sát đối tượng nghiên cứu và đặc biệt trong dạy học – giáo dục, người giáo viên càng phải hiểu đối tượng của mình để tổ chức các hoạt động dạy học, giáo dục sao cho phù hợp và có hiệu quả. Không hiểu và không bám sát được học sinh thì mọi công tác giảng dạy và giáo dục sẽ chỉ là những lý thuyết kinh điển xa rời thực tiễn, không tác động trực tiếp đến từng đối tượng cần được quan tâm.
Từ trước tới nay, lý luận dạy học đã từng chỉ ra rằng, nội dung quyết định phương pháp dạy học. Trên cơ sở nội dung bài học, giáo viên lựa chọn phương pháp. Điều đó hoàn toàn đúng, song thực tiễn lại cho thấy rằng, đối tượng học sinh mới là cơ sở quan trọng và quyết định tới phương pháp dạy học. Đối tượng học sinh như thế nào sẽ phải có phương pháp dạy học cho thích ứng. Từ Khổng Tử cách đây hàng ngàn năm cho đến các nhà giáo dục lừng danh trên thế giới cũng đều bắt đầu từ đối tượng để dạy cho sát trình độ. Tựu chung lại cũng vì mục đích nâng cao chất lượng giảng dạy, giáo dục và đạo tạo góp phần phát triển sự nghiệp giáo dục nước nhà.
Vì vậy với cương vị là Phó Hiệu trưởng nhà trường tôi nghiên cứu chọn giải pháp nâng cao chất lượng dạy học là chỉ đạo giáo viên dạy học bám sát đối tượng HS, có kiểm tra, giám sát, rút kinh nghiệm.
Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm giáo viên giảng dạy các môn Toán, Văn, Tiếng Anh có chọn lựa từ lớp 6 đến lớp 9.
STT | NHÓM THỰC NGHIỆM | NHÓM ĐỐI CHỨNG | ||||||
HỌ VÀ TÊN GV | DẠY MÔN | LỚP | SĨ SỐ | HỌ VÀ TÊN GV | DẠY MÔN | LỚP | SĨ SỐ | |
1 | Ngô Mạnh Dũng | Toán | 9B | 28 | Ngô Mạnh Dũng | Toán | 9A | 28 |
2 | Phạm Văn Hảo | Văn | 9A | 28 | Hoàng Thị Hạnh | Văn | 9B | 28 |
3 | Lê Thị Chiều | Văn | 8B | 30 | Trần Thị Vân Anh | Văn | 8C | 30 |
4 | Nguyễn T Thanh Hường | T.Anh | 8A | 30 | Phan Thị Lan | T.Anh | 8B | 30 |
5 | Vũ Thị Thúy Hằng | Toán | 8A | 30 | Vũ Thị Thúy Hằng | Toán | 8C | 30 |
6 | Đoàn Thị Hải | Văn | 7B | 34 | Đoàn Thị Hải | Văn | 7A | 34 |
7 | Hoàng Thị Loan | Toán | 6A | 32 | Hoàng Thị Yến | Toán | 6B | 32 |
8 | Nguyễn Thị Oanh | Văn | 6B | 32 | Vũ Thị Thùy | Văn | 6A | 32 |
Nhóm thực nghiệm được thực hiện giải pháp thay thế từ tháng 10 đến hết tháng 12 năm 2013.
Kết quả cho thấy tác động đã có ảnh hưởng rõ rệt đến chất lượng dạy học của GV : Nhóm thực nghiệm có chất lượng dạy học cao hơn nhóm đối chứng, trung bình tỉ lệ % chất lượng các môn của GV nhóm thực nghiệm là 90,1%, của nhóm đối chứng là 72,2%. Kết quả kiểm tra t-test cho thấy p < 0,05 có nghĩa là có sự khác biệt lớn giữa chất lượng dạy học của nhóm thực nghiệm và đối chứng. Điều đó chứng tỏ rằng chỉ đạo giáo viên dạy học bám sát đối tượng HS sẽ nâng cao chất lượng dạy học ở Trường THCS xxx .
II. GIỚI THIỆU
1. Hiện trạng
Để đáp ứng nhu cầu, xu hướng phát triển của xã hội, với sự đổi mới chương trình và sách giáo khoa, đổi mới phương pháp dạy học nâng cao chất lượng giáo dục hiện nay thì Trường THCS xxx chúng tôi xác định việc đổi mới phương pháp dạy học là một yếu tố quan trọng. Đặc biệt năm học 2013 – 2014 có rất nhiều vấn đề đổi mới trong đó Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Hải Phòng, Phòng GD&ĐT Huyện xxx ngay từ đầu năm học đã có nhiều công văn chỉ đạo các địa phương, nhà trường đổi mới sinh hoạt chuyên môn tổ, nhóm theo hướng nghiên cứu bài học, mục đích cuối cùng cũng là hướng vào người học, lấy người học làm trung tâm. Đổi mới phương pháp dạy học, tổ chức hoạt động dạy học sao cho cho phù hợp với trình độ, năng lực nhận thức của HS để giúp các em tháo gỡ khó khăn trong quá trình học tập, giúp các em không còn cảm thấy sợ các giờ học, không cảm thấy áp lực, căng thẳng mỗi khi đến trường, đồng thời tạo hứng thú học tập cho HS, tạo cho các em sự tự tin, niềm vui khi đến trường. Theo tôi bản chất của vấn đề đổi mới này là dạy học phải bám sát đối tượng HS. Tinh thần chỉ đạo này không phải là vấn đề mới lạ, xa xôi mà là vấn đề nói ra ai cũng biết, ai cũng hiểu, nhưng không phải giáo viên nào cũng làm được, có thực hiện cũng còn nhiều hạn chế, hiệu quả chưa thật cao và ở Trường THCS xxx nơi tôi đang công tác cũng vậy.
Qua kinh nghiệm trực tiếp giảng dạy nhiều năm và hiện nay đang đảm nhiệm chức vụ Phó Hiệu trưởng Trường THCS xxx tôi thấy hiện trạng trên có rất nhiều nguyên nhân như:
Về phía CBQL nhà trường, đặc biệt là CBQL chuyên môn: Việc chỉ đạo giáo viên dạy học bám sát đối tượng HS chưa triệt để. (Việc lập kế hoạch, tổ chức, hướng dẫn thực hiện, kiểm tra, giám sát, rút kinh nghiệm chưa thật cụ thể, tỉ mỉ…)
Về phía giáo viên: Trong thời gian gần đây, GV thường quan tâm nhiều đến việc đổi mới PP dạy học bằng cách sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại, ứng dụng CNTT trong dạy học, sử dụng các kỹ thuật dạy học mới. Chưa thực sự quan tâm đến đối tượng hoạt động một cách sâu sắc. Một bộ phận không nhỏ giáo viên còn chậm trong việc học tập, trau dồi vốn kiến thức thực tế…, chưa nhiệt tình trong công tác giảng dạy và hoạt động tập thể…
Về phía HS: Phần lớn HS chưa tự ý thức được tầm quan trọng của việc học tập nên chưa tự giác trong việc học tập, nghiên cứu. Các em chưa có hứng thú với việc học tập mà học chủ yếu do sức ép của gia đình và thầy cô. Đồng thời trong thời đại bùng nổ thông tin, thời đại công nghệ, HS rất nhanh nhạy trong việc tiếp cận với các vấn đề trong xã hội nên rất dễ sao nhãng việc học tập…
Về phía gia đình, phụ huynh HS: Nhiều gia đình HS có hoàn cảnh đặc biệt, nhiều phụ huynh chưa quan tâm nhiều đến con em mình giao hết việc dạy dỗ, giáo dục con em mình cho giáo viên, nhà trường, cũng có bộ phận không nhỏ phụ huynh do điều kiện kinh tế khó khăn phải lo bươn trải kiếm sống nên không có thời gian quan tâm giáo dục con em mình,…
Theo tôi chịu trách nhiệm về mọi vấn đề trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đầu tiên phải là người lãnh đạo vì vậy để khắc phục hiện trạng trên, nâng cao chất lượng dạy học, tôi nghiên cứu lựa chọn giải pháp lập kế hoạch chỉ đạo giáo viên dạy học phải bám sát đối tượng HS, có kiểm tra, giám sát, rút kinh nghiệm.
NCKHSPUD, SKKN Quản lí giáo dục: Chỉ đạo giáo viên dạy học bám sát đối tượng học sinh để nâng cao chất lượng dạy học ở Trường THCS
Xem điểm chuẩn lớp 10
Hướng dẫn mua bán BITCOIN => Bấm vào đây
Sách hay bấm vào đây
0 nhận xét Blogger 0 Facebook
Post a Comment
Cám ơn bạn đã phản hồi