I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Bác Hồ đã nói:
“ Người có tài mà không có đức là người vô dụng
Người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó ”
Vậy nên, các nhà trường có nhiệm vụ giáo dục đạo đức và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Trong đó, đặc biệt là bộ môn giaó dục công dân có vai trò quan trọng nhất trong việc giáo dục nên những công dân có cả “ Đức – Trí – Lao – Thể – Mỹ ” . Môn giáo dục công dân có nhiệm vụ hết sức quan trọng trong việc cung cấp cho học sinh những hiểu biết, những tri thức về xã hội, về con người. Qua môn gíao dục công dân, học sinh không chỉ nhận thức được các chuẩn mực đạo đức và pháp luật mà cao hơn đòi hỏi các em phải có kỹ năng sống và tự giác thực hiện tốt các chuẩn mực đạo đức và pháp luật đó đã được học trong các bài giảng giáo dục công dân . Đồng thời chính các em cũng là những người biết nhắc nhở bạn bè và người thân thực hiện tốt các chuẩn mực đó trong cuộc sống hàng ngày. Như vậy, nhiệm vụ đặt ra cho môn giáo dục công dân là hết sức nặng nề: vừa giúp các em nắm chắc kiến thức, vừa phải biến các tri thức đó thành động cơ hành động đúng đắn. Do đó, người giáo viên muốn hoàn thành nhiệm vụ, phải hết sức quan tâm đến luận điểm : Con người muốn chiếm lĩnh đối tượng nào đó chỉ khi họ thực sự tham gia vào quá trình học tập, lao động. Trong mỗi giờ học giáo dục công dân, nếu người học không được quan tâm, không được thầy kích thích đúng lúc, đúng chỗ và tổ chức cho bộ óc làm việc những gì của thầy nói ra mãi mãi chỉ là của riêng thầy.
Tuy nhiên một thực tế về việc dạy và học môn giáo dục công dân trong nhà trường phổ thông hiện nay là còn tồn tại một thực tế đáng buồn:
+ Thầy: chưa coi trọng môn dạy mình được đảm nhiệm. Thường dạy qua loa, cốt chỉ là để cung cấp hết kiến thức trong nội dung bài học. Thầy chưa mạnh dạn đột phá các phương pháp dạy học : vẫn chỉ là các phương pháp dạy học truyền thống hỏi- đáp, nêu vấn đề….. khiến giờ học trở nên nhàm chán, khô khan bởi mớ lí thuyết suông khó tiêu.
+ Trò: phần lớn còn coi môn học này là môn phụ không quan trọng. Vì vậy, khá nhiều học sinh chỉ thụ động nghe thầy giảng, học sinh chưa có cái riêng, chưa say sưa với môn học. Chính vì thế mà kết quả của bài kiểm tra chưa như mong muốn, đặc biệt là những hành vi đạo đức chưa chuyển hoá theo hướng tích cực.
Giải pháp của tôi là trong mỗi giờ học giáo dục công dân, tôi luôn ý thức về vai trò trung tâm của học sinh, luôn phải chú ý đến hoạt động của học sinh. Trong quá trình giảng bài, tôi luôn quan tâm đến việc thiết kế các hoạt động sao cho học sinh phải được tích cực, chủ động làm việc. Ngoài việc phải luôn tạo ra tình huống có vấn đề để học sinh hoạt động tôi còn thiết kế các tình huống cho học sinh thảo luận và sắm vai. Có như vậy, học sinh mới thực sự phát huy vai trò trung tâm của mình. Muốn làm được điều này, người giáo viên dạy giáo dục công dân phải mày mò nghiên cứu bài giảng, tìm và nắm chắc đối tượng học sinh, từ đó xây dựng tình huống sắm vai nhưng đòi hỏi các tình huống đó có vấn đề ( là tình huống chứa đựng mâu thuẫn biện chứng giữa cái đã biết và cái chưa biết, đòi hỏi cần được giải quyết). Trên cơ sở đó giáo viên xây dựng hệ thống câu hỏi phù hợp, thiết kế các phương pháp dạy học phù hợp để học sinh tìm hiểu, khám phá bài học. Làm như vậy tức là người thầy đã tìm cách tác động vào đối tượng học sinh để học sinh được phát triển toàn diện chứ không nghĩ hộ trò, không bắt buộc trò phải nghĩ theo mình.
Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương là hai lớp 9 của trường Trung học cơ sở Xxx. Lớp 9A là lớp thực nghiệm và lớp 9B là lớp đối chứng. Lớp thực nghiệm được tiến hành giải pháp thay thế khi dạy các bài đạo đức trong môn giáo dục công dân lớp 9 (Các trong tuần 5, tuần 6 , tuần 7 và tuần 8 ở SGK GDCD 9 – Theo phân phối chương trình). Kết quả cho thấy tác động đã thực sự có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả học tập của học sinh: lớp thực nghiệm đã đạt kết quả học tập cao hơn lớp đối chứng. Điểm bài kiểm tra đầu ra của lớp thực nghiệm có giá trị trung bình là 8,10; điểm bài kiểm tra đầu ra của lớp đối chứng có giá trị trung bình là 7,19. Kết quả kiểm chứng T – Test cho thấy p < 0,05 có nghĩa là có sự khác biệt lớn về điểm trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Qua đó chứng tỏ rằng việc áp dụng phương pháp dạy sắm vai là hoàn toàn có ảnh hưởng tích cực đến việc nâng cao kết quả học tập của học sinh lớp 9 ở các tiết dạy đạo đức trong môn giáo dục công dân.
SKKN-NCKHSPUD GDCD THCS: Sử dụng phương pháp sắm vai trong các tiết dạy giáo dục công dân lớp 9 nhằm nâng cao kết quả học tập của học sinh
Xem điểm chuẩn lớp 10
Hướng dẫn mua bán BITCOIN => Bấm vào đây
Sách hay bấm vào đây
0 nhận xét Blogger 0 Facebook
Post a Comment
Cám ơn bạn đã phản hồi