XEM THỐNG KÊ ĐIỂM CHUẨN VÀO LỚP 10 CÁC TỈNH
SKKN QLGD: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINHỞ TRƯỜNG PT XXX – Huyện XXX- Tỉnh XXX
SKKN QLGD: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINHỞ TRƯỜNG PT XXX – Huyện XXX- Tỉnh XXX
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài
Ở phương Đông từ thời cổ đại, Khổng Tử (551-479-TCN ) trong các tác phẩm: “Dịch, Thi, Thư, Lễ, Nhạc Xuân Thu” rất xem trọng việc giáo dục đạo đức.
Ở phương Tây, nhà triết học Socrat (470-399-TCN) đã cho rằng đạo đức và sự hiểu biết quy định lẫn nhau. Có được đạo đức là nhờ ở sự hiểu biết, do vậy chỉ sau khi có hiểu biết mới trở thành có đạo đức.
Aristoste (384-322-TCN) cho rằng không phải hy vọng vào Thượng đế áp đặt để có người công dân hoàn thiện về đạo đức, mà việc phát hiện nhu cầu trên trái đất mới tạo nên được con người hoàn thiện trong quan hệ đạo đức. .
1.1.2. Các nghiên cứu ở trong nước
Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Có tài mà không có đức thì là người vô dụng”. Người coi trọng mục tiêu, nội dung giáo dục đạo đức trong các nhà trường như: “Đoàn kết tốt”, “Kỷ luật tốt”, “Khiêm tốn, thật thà dũng cảm”, “Con người cần có bốn đức: cần - kiệm - liêm - chính, mà nếu thiếu một đức thì không thành người”.
Kế thừa tư tưởng của Người, có rất nhiều tác giả nước ta đã nghiên cứu về vấn đề này như: Phạm Minh Hạc, Hà Thế Ngữ, Nguyễn Đức Minh, Phạm Hoàng Gia, Phạm Tất Dong và nhiều tác giả khác.
1.2. Một số khái niệm lên quan đến vấn đề nghiên cứu
1.2.1. Khái niệm về quản lý
Quản lý là hoạt động có ý thức của con người nhằm định hướng, tổ chức, sử dụng các nguồn lực và phối hợp hành động của một nhóm người hay một cộng đồng người để đạt được các mục tiêu đề ra một cách hiệu quả nhất.
1.2.1.1. Bản chất quản lý
Đó chính là các hoạt động của chủ thể quản lý tác động lên các đối tượng quản lý để đạt mục tiêu đã xác định.
1.2.1.2. Chức năng quản lý
Gồm 4 chức năng cơ bản: Dự báo và lập kế hoạch; tổ chức thực hiện kế hoạch; lãnh đạo/chỉ đạo thực hiện kế hoạch; kiểm tra, đánh giá.
1.2.1.3. Các nguyên tắc quản lý
Gồm các nguyên tắc sau: Nguyên tắc mục tiêu; thu hút sự tham gia của tập thể; kết hợp hài hoà giữa các lợi ích; tiết kiệm và hiệu quả cao; thích ứng linh hoạt; khoa học hợp lý; phối hợp hoạt động các bên có liên quan.
1.2.2. Khái niệm về quản lý giáo dục
Quản lý giáo dục là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý, nhằm đưa hoạt động sư phạm của hệ thống giáo dục đạt hiệu quả nhất.
1.2.3. Khái niệm về quản lý nhà trường phổ thông
Quản lý nhà trường là quản lý giáo dục được thực hiện trong phạm vi xác định của một đơn vị giáo dục nhà trường, nhằm thực hiện nhiệm vụ giáo dục thế hệ trẻ theo yêu cầu của xã hội.
1.2.4. Khái niệm về giáo dục
Hoạt động hướng tới con người thông qua một hệ thống các biện pháp tác động nhằm truyền thụ những tri thức và kinh nghiệm, rèn luyện kỹ năng và lối sống, bồi dưỡng tư tưởng và đạo đức cần thiết cho đối tượng, giúp hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất, nhân cách phù hợp với mục đích, mục tiêu chuẩn bị cho đối tượng tham gia lao động sản xuất và đời sống xã hội.
1.2.4.1. Các chức năng của giáo dục
Gồm 3 chức năng: Chức năng văn hoá xã hội; chức năng kinh tế - sản xuất; chức năng chính trị - xã hội
1.2.4.2. Con đường giáo dục
Giáo dục được thực hiện chủ yếu qua hai con đường: Hoạt động dạy học trên lớp; hoạt động ngoài giờ lên lớp.
1.2.5. Khái niệm về đạo đức
Đạo đức là một hệ thống những quy tắc, những chuẩn mực mà qua đó con người tự nhận thức và điều chỉnh hành vi của mình vì hạnh phúc của cá nhân, lợi ích của tập thể và cộng đồng.
1.2.6. Giáo dục đạo đức
1.2.6.1. Mục tiêu giáo dục đạo đức
Chuyển hóa những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức xã hội thành những phẩm chất đạo đức nhân cách cho học sinh, hình thành ở học sinh thái độ đúng đắn trong giao tiếp, ý thức tự giác thực hiện các chuẩn mực của xã hội, thói quen chấp hành các quy định của pháp luật.
1.2.6.2. Chức năng giáo dục đạo đức
Làm cho học sinh thấm nhuần sâu sắc thế giới quan Mác-Lênin, tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, chủ trương, chính sách của Đảng, sống và làm việc theo pháp luật, sống có kỷ cương, nền nếp, có văn hóa trong các mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, với xã hội và giữa con người với nhau.
1.2.6.3. Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
- Mục đích: Giúp học sinh nhận thức được các chuẩn mực đạo đức của xã hội, rèn luyện kỹ năng, hành vi theo các chuẩn mực đó và hình thành thái độ, ý thức trong học sinh về đạo đức.
- Nội dung: Lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu hoà bình, có tinh thần cộng đồng và quốc tế, có tinh thần lao động sáng tạo, có thái độ xây dựng và bảo vệ môi trường...
- Phương pháp: Phương pháp tác động vào nhận thức tình cảm: đàm thoại, tranh luận, kể chuyện, giảng giải, khuyên răn; phương pháp tổ chức hoạt động thực tiễn: giao việc, rèn luyện, tập thói quen…; phương pháp kích thích tình cảm và hành vi: thi đua, nêu gương, khen thưởng, trách phạt…
1.2.7. Quản lý giáo dục đạo đức
1.2.7.1. Xây dựng kế hoạch quản lý giáo dục đạo đức
Phân tích thực trạng giáo dục đạo đức trong năm học của ngành, trường, địa phương; xác định điều kiện giáo dục như cơ sở vật chất, tài chính, quỹ thời gian, sự phối hợp với lực lượng giáo dục trong trường và ngoài trường.
1.2.7.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức
Giải thích mục tiêu, yêu cầu, của kế hoạch giáo dục đạo đức; thảo luận biện pháp thực hiện kế hoạch; sắp xếp bố trí nhân sự, phân công trách nhiệm quản lý, huy động cơ sở vật chất, kinh tế; định rõ tiến trình, tiến độ thực hiện, thời gian bắt đầu, thời hạn kết thúc.
1.2.7.3.Chỉ đạo thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức
Là chỉ huy, ra lệnh cho các bộ phận trong nhà trường thực hiện những nhiệm vụ để bảo đảm việc giáo dục đạo đức diễn ra đúng hướng, đúng kế hoạch, tập hợp và phối hợp các lực lượng giáo dục sao cho đạt hiệu quả.
SKKN QLGD: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINHỞ TRƯỜNG PT XXX – Huyện XXX- Tỉnh XXX
SKKN, SKKN QLGD, QLGD, NCKHSPUD QLGD,
Hoặc
XEM ĐIỂM CHUẨN VÀO LỚP 10 CÁC TỈNH
Xem điểm chuẩn lớp 10
Hướng dẫn mua bán BITCOIN => Bấm vào đây
Sách hay bấm vào đây
0 nhận xét Blogger 0 Facebook
Post a Comment
Cám ơn bạn đã phản hồi