XEM THỐNG KÊ ĐIỂM CHUẨN VÀO LỚP 10 CÁC TỈNH
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
---------
|
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do
- Hạnh phúc
|
||
Số : 61/2005/QĐ-TTg
|
|
--------------------------------------------------------------
|
HL310
|
|
|
|
Hà Nội, ngày 24
tháng 3 năm 2005
|
||
QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Về chế độ, chính sách đối với cán bộ
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên Việt Nam,
Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam trong các trường đại học, cao đẳng,
trung học chuyên nghiệp, dạy nghề và trung học phổ thông
______
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn
cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng
12 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14
tháng 12 năm 2004 của Chính phủ quy định về chế độ tiền lương đối với cán bộ,
công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;
Căn cứ Quyết định số 128/QĐ-TW ngày 14 tháng
12 năm 2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về chế độ tiền lương đối với cán bộ,
công chức, viên chức cơ quan Đảng, Mặt trận và các đoàn thể;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
và Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh,
QUYẾT ĐỊNH :
Điều 1. Đối tượng và phạm vi điều chỉnh
Quyết định này quy định về
chế độ, chính sách đối với cán bộ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội
Sinh viên Việt Nam, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam trong các trường đại học,
cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề và trung học phổ thông (sau đây gọi
chung là cán bộ Đoàn, Hội) nhằm phát huy vai trò của công tác Đoàn Thanh niên,
Hội Sinh viên, Hội Liên hiệp thanh niên trong nhà trường với trách nhiệm là một
bộ phận quan trọng của công tác giáo dục và đào tạo.
Điều 2. Chế độ, chính sách đối với cán bộ
Đoàn, Hội là giảng viên, giáo viên, cán bộ không trực tiếp giảng dạy
1. Quy định thời gian làm công tác
Đoàn, Hội tính theo định mức giờ chuẩn:
a) Đối với các trường đại học, cao đẳng, trung
học chuyên nghiệp và dạy nghề có dưới 5.000 sinh viên, học sinh:
- Bí
thư Đoàn trường là giảng viên, giáo viên thì thời gian làm công tác Đoàn được
tính bằng 50% định mức giờ chuẩn; là cán bộ không trực tiếp giảng dạy thì được
dành 50% thời gian làm việc để làm công tác Đoàn.
- Phó Bí thư
Đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên cấp trường là
giảng viên, giáo viên thì thời gian làm công tác Đoàn, Hội được tính bằng 30% định
mức giờ chuẩn; là cán bộ không trực tiếp giảng dạy thì được dành 30% thời gian
làm việc để làm công tác Đoàn, Hội.
b) Đối với các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên
nghiệp và dạy nghề có từ 5.000 sinh viên, học sinh đến dưới 10.000 sinh viên, học
sinh:
- Bí
thư Đoàn trường là giảng viên, giáo viên thì thời gian làm công tác Đoàn được
tính bằng 60% định mức giờ chuẩn; là cán bộ không trực tiếp giảng dạy thì được
dành 60% thời gian làm việc để làm công tác Đoàn.
- Phó Bí thư
Đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên cấp trường là
giảng viên, giáo viên thì thời gian làm công tác Đoàn, Hội được tính bằng 40% định
mức giờ chuẩn; là cán bộ không trực tiếp giảng dạy thì được dành 40% thời gian
làm việc để làm công tác Đoàn, Hội.
c) Đối với
các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề có từ 10.000
sinh viên, học sinh trở lên:
-
Bí thư Đoàn trường là giảng viên, giáo viên thì thời gian làm công tác Đoàn được
tính bằng 70% định mức giờ chuẩn; là cán bộ không trực tiếp giảng dạy thì được
dành 70% thời gian làm việc để làm công tác Đoàn.
- Phó Bí thư Đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên,
Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên cấp trường là giảng viên, giáo viên thì thời
gian làm công tác Đoàn, Hội được tính bằng 50% định mức giờ chuẩn; là cán bộ
không trực tiếp giảng dạy thì được dành 50% thời gian làm việc để làm công tác
Đoàn, Hội.
d) Đối với các trường trung học phổ thông, trường bổ túc văn
hóa và trung tâm giáo dục thường xuyên:
- Thời gian làm công tác Đoàn của Bí thư
(hoặc trợ lý Thanh niên, cố vấn Đoàn, sau đây gọi chung là Trợ lý thanh niên)
các trường dưới 28 lớp được tính bằng 70% định mức giờ
chuẩn/tuần; các trường từ 28 lớp trở lên dạy 2 tiết/tuần.
- Thời gian làm công tác Đoàn của Phó Bí
thư các trường dưới 28 lớp được tính bằng 35% định mức giờ chuẩn/tuần; các trường
từ 28 lớp trở lên được tính bằng 50% định mức giờ chuẩn/tuần.
Các
quy định về số lượng sinh viên ở điểm a, điểm b và điểm c trên đây chỉ tính đối
với sinh viên hệ chính quy. Cán bộ đoàn, Hội tham gia giảng dạy thì được hưởng
chế độ vượt giờ theo quy định.
2. Phụ
cấp cho cán bộ Đoàn, Hội trong trường học:
a) Đối
với các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề:
- Bí thư Đoàn trường được hưởng phụ cấp như
Trưởng phòng nghiệp vụ.
- Phó Bí thư Đoàn, Chủ tịch Hội sinh viên,
Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên cấp trường được hưởng phụ cấp như Phó Trưởng
phòng nghiệp vụ.
b) Đối với các trường trung học phổ thông, trường bổ túc văn
hóa và trung tâm giáo dục thường xuyên:
Bí thư, Phó Bí thư
Đoàn, trợ lý thanh niên và Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên cấp trường được hưởng
phụ cấp như Tổ trưởng chuyên môn hoặc Trưởng bộ môn.
c) Trường hợp cán bộ Đoàn, Hội là giảng
viên, giáo viên, cán bộ giữ chức vụ có phụ cấp tương đương hoặc cao hơn phụ cấp
Trưởng phòng nghiệp vụ, Phó Trưởng phòng nghiệp vụ, Tổ trưởng chuyên môn hoặc
Trưởng bộ môn thì được hưởng mức phụ cấp cao nhất.
3. Quy định
về cán bộ chuyên trách làm công tác Đoàn, Hội trong trường học:
a) Cán bộ
chuyên trách làm công tác Đoàn, Hội trong trường đại học, cao đẳng, trung học
chuyên nghiệp và dạy nghề:
- Các
trường có dưới 5.000 sinh viên, học sinh bố trí tối thiểu 01 cán bộ chuyên
trách.
- Các trường có từ 5.000 đến dưới 10.000
sinh viên, học sinh bố trí tối thiểu 02 cán bộ chuyên trách.
- Các
trường có từ 10.000 sinh viên, học sinh trở lên bố trí tối thiểu 03 cán bộ
chuyên trách.
b) Các trường trung học phổ thông, trường bổ túc
văn hoá và trung tâm giáo dục thường xuyên có từ 28 lớp trở lên bố trí tối thiểu
01 cán bộ chuyên trách.
Điều 3. Các quy định về chế độ
chính sách đối với cán bộ Đoàn, Hội là sinh viên, học sinh
1. Ủy
viên Ban Chấp hành Trung ương Đoàn, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt
Nam, Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam, Bí thư, Phó Bí thư Đoàn trường; Chủ tịch,
Phó Chủ tịch Hội Sinh viên và Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên cấp
trường được ưu tiên cộng điểm đánh giá kết quả rèn luyện, xét cấp học bổng, giới
thiệu việc làm và hỗ trợ thêm về điều kiện làm việc, học tập theo khả năng,
tình hình thực tế của từng trường.
2. Nhà
trường có trách nhiệm hỗ trợ hoạt động phí cho Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương
Đoàn, Trung ương Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, Trung ương Hội Sinh viên Việt
Nam, Bí thư, Phó Bí thư Đoàn, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội Sinh viên, Chủ tịch,
Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp thanh niên cấp trường là sinh viên, học sinh. Mức hỗ
trợ vận dụng phù hợp với điều kiện và khả năng của nhà trường.
3. Nhà trường có trách nhiệm tạo điều kiện
cho cán bộ Đoàn, Hội học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; bảo đảm về
kinh phí, cơ sở vật chất cho tổ chức Đoàn, Hội hoạt động; các trường vận dụng cụ
thể hoá chế độ, chính sách cho các đối tượng cán bộ Đoàn, Hội khác phù hợp với
yêu cầu công tác và điều kiện của nhà trường.
Điều 4. Chế độ chính sách đối với
cán bộ Đoàn, Hội trong các trường ngoài công lập
Các
trường ngoài công lập căn cứ quyết định này để vận dụng thực hiện chế độ, chính
sách cho cán bộ Đoàn, Hội phù hợp với điều kiện và khả năng kinh phí của nhà
trường.
Điều
5. Hiệu lực thi hành
1. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày,
kể từ ngày đăng Công báo.
2. Bãi bỏ hiệu lực thi hành các quy định về
chế độ chính sách cán bộ Đoàn, Hội trong các trường đại học, cao đẳng, trung học
chuyên nghiệp, dạy nghề và trung học phổ thông đã ban hành trước đây:
a) Điều 4 khoản 2 Quyết định số 243-CP ngày
28 tháng 6 năm 1979 của Hội đồng Chính phủ về tổ chức bộ máy, biên chế của các
trường phổ thông.
b) Điểm V phần B Thông tư số 21-TT/GD ngày
10 tháng 12 năm 1968 của Bộ Giáo dục; Điều
4 Quyết định số 1419/QĐ ngày 07 tháng 01 năm 1976 của Bộ Đại học và
Trung học chuyên nghiệp; Điều 12 Quyết định số 1712/QĐ-BĐH ngày
18 tháng 12 năm 1978 của Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp; Mục VI Thông tư
số 49/TT ngày 29 tháng 11 năm 1979 của Bộ Giáo dục; công văn số 1196/TCCB ngày
08 tháng 4 năm 1988 của Bộ Đại học, Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề.
Điều 6. Tổ chức thực hiện
1.
Kinh phí thực hiện các chế độ, chính sách quy định tại Quyết định này được bố
trí trong kinh phí hoạt động của các trường, cơ sở giáo dục đào tạo.
2. Bộ
Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Ủy ban Quốc
gia về Thanh niên Việt Nam và Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện Quyết định này.
3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang
Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận :
- Ban Bí thư trung ương Đảng,
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng
Chính phủ,
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ,
cơ quan thuộc Chính phủ,
- HĐND, UBND các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương,
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy
ban của Quốc hội,
- Văn phòng Quốc hội,
- Văn phòng Chủ tịch nước,
- Văn phòng Trung ương và
các Ban của Đảng,
- Viện Kiểm sát nhân dân tối
cao,
- Toà án nhân dân tối cao,
- UBVH, GD, TTN&ND của
Quốc hội,
- UBQG về Thanh niên Việt
Nam,
- Cơ quan Trung ương của
các đoàn thể,
- Học viện Hành chính Quốc
gia,
- Hội Sinh viên Việt Nam,
- Công báo,
- VPCP : BTCN, TBNC, các
PCN, BNC,
Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ,
các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, BĐH 112,
- Lưu : V.III (4), VT.
|
THỦ TƯỚNG CHÍNH
PHỦ
Phan Văn Khải dã
ký
|
Chào mừng bạn đến với Sáng kiến kinh nghiệm hay.Nếu bạn thấy nguồn sưu tập này có ích, hãy chia sẻ với bạn bè lên Facebook, google ... Trân trọng cám ơn
XEM ĐIỂM CHUẨN VÀO LỚP 10 CÁC TỈNH
Xem điểm chuẩn lớp 10
Hướng dẫn mua bán BITCOIN => Bấm vào đây
Sách hay bấm vào đây
0 nhận xét Blogger 0 Facebook
Post a Comment
Cám ơn bạn đã phản hồi