XEM THỐNG KÊ ĐIỂM CHUẨN VÀO LỚP 10 CÁC TỈNH
Chưa là cái gì so với hiện thực của Giáo dục Việt Nam nhưng nó đã gây nhức nhối cho xã hội khi bị lộ. Trường học bỏ hoang, quy định lạ gây tranh cãi, giáo viên đánh học trò, gian lận thi học sinh giỏi... là những sự việc gây nhức nhối năm qua.
Hàng loạt trường học bỏ hoang
Đó là những ngôi trường tiền tỷ nằm ở Hà Nội: THCS Tân Hòa, THCS Cộng Hòa (huyện Quốc Oai), Trường Tiểu học thôn Hoàng Xá (xã Lại Thượng, Thạch Thất)...
Trường Tiểu học Hoàng Xá (Thạch Thất, Hà Nội). Ảnh: GD&TĐ
Trường Tiểu học Hoàng Xá (Thạch Thất, Hà Nội). Ảnh: GD&TĐ.


Nhìn bề ngoài trường rất khang trang, tuy nhiên càng vào trong càng hé lộ nhiều cảnh tưởng khó chấp nhận. Vì trường chưa hoàn thiện để bàn giao nên đã tạo ra sự lãng phí suốt thời gian dài khiến dư luận bức xúc.
Trường THCS Tân Hòa (Quốc Oai) thì nham nhở, gạch nền nứt nẻ, lật từng mảng. Tường thì ám rêu, trơn trượt. THCS Cộng Hòa thì cỏ mọc um tùm, nước đọng thành vũng khi mưa xuống nhìn rất thê thảm. Trường được khởi công xây dựng từ năm 2011 với thời gian 9 tháng nhưng đến nay vẫn chưa được bàn giao. Có những ngôi trường còn là chỗ người dân trưng dụng để nhốt trâu bò, chăn thả gia súc…
Lý giải cho sự chậm trễ trên, các nhà thầu viện cớ không có vốn để đầu tư tiếp. Ngay khi thông tin được báo chí phản ánh đã tạo nên những bức xúc trong dư luận khi trường học cho học sinh đang là vấn đề cấp thiết. Sau đó, lãnh đạo Hà Nội đã vào cuộc kiểm tra, rà soát thực trạng trên.
Quy định lạ gây tranh cãi
Giữa tháng 8, dư luận lại bàng hoàng với quy định của trường THPT Hà Huy Giáp (Cần Thơ) khi gần 100 học sinh bị bắt nghỉ học vì mặc quần ống hẹp đến trường. Quy định trên bị nhiều phụ huynh và học sinh phản đối vì quá vô lý.
Quy định cấm học sinh mặc quần ống hẹp gây xôn xao. Ảnh: Tố Trâm
Quy định cấm học sinh mặc quần ống hẹp gây xôn xao. Ảnh: Tố Trâm.

Phụ huynh cho rằng không phải gia đình nào cũng có điều kiện mua đồng phục mới hằng năm. Học sinh nghĩ không nên quá khắt khe bởi có thể mặc quần ống hẹp nhưng đừng gây mất mỹ quan trường lớp là được rồi.
Phía nhà trường lý giải: Quy định này đã được áp dụng từ 4 năm qua. Nhà trường kiểm tra, xử lý nghiêm chỉ để muốn tốt cho học sinh. Nhiều trường hợp mặc quần ống chỉ 12 cm, bó sát da thì không thích hợp với môi trường giáo dục.
Đầu năm học 2013 - 2014, Hiệu trưởng trường THCS và THPT Việt Trung (Quảng Bình) ra văn bản cấm nữ giáo viên mặc váy lên lớp gây nên phản ứng từ giáo viên và dư luận.
Nhà trường giải thích lý do đề quy định trên là để đảm bảo tác phong của người giáo viên và để học sinh tập trung hơn trong học tập.
Nhiều phụ huynh và học sinh cũng không tán thành quy định này vì cho rằng như thế là vi phạm nhân quyền. Sự việc nhanh chóng được Cục trưởng Cục nhà giáo và quản lí cán bộ (Bộ GD&ĐT) bác bỏ.
Giáo viên đánh học trò
Năm 2013, dư luận hết sức phẫn nộ trước những video ghi lại cảnh tượng giáo viên ra tay đánh học trò phải nhập viện.
Tháng 8/2013, thầy Trần Văn Thịnh, THPT Thanh Khê, quận Thanh Khê, Đà Nẵng đánh rách mắt học sinh lớp 11/11 Nguyễn Kim Quang Hậu chỉ vì tay học sinh dính mực.
Thầy giáo đánh học sinh rách mắt phải nhập viện. Ảnh minh họa
Thầy giáo đánh học sinh rách mắt phải nhập viện. Ảnh minh họa.

Đến tháng 11/2013 sự việc thầy Hải Dương trường Tiểu học Yên Tĩnh 2, huyện Tương Dương (Nghệ An) dùng tay tát vào mặt, lấy thước đánh vào đầu học sinh lớp 4 Quang Tuệ Tâm.
Mới đây nhất, video phản ánh sự tàn bạo của cô giáo mầm non tư thục Phương Anh, quận Thủ Đức, TP HCM dấy nên làn sóng bức xúc dữ dội. Hình ảnh cô giáo đè đầu, bạt tai, dốc đầu trẻ vào thùng nước, dùng khăn bẩn bịt mũi trẻ… gây nên sự phẫn nộ lớn. Nhiều bình luận cho rằng những cô giáo này không có "tính người".
Giáo viên mầm non hành hạ con trẻ. Ảnh: Tuổi Trẻ
Giáo viên mầm non hành hạ con trẻ. Ảnh: Tuổi Trẻ.

Những năm trước đó, nhiều vụ giáo viên đánh trò đã bị phanh phui tạo nên sự phản ứng dữ dội. Một số thầy cô được cấp bằng sư phạm nhưng lại cư xử phi giáo dục đã khiến nghề giáo bị ảnh hưởng ít nhiều.
Học sinh giỏi gian lận
Năm 2013 dư luận giật mình trước những kỳ thi học sinh giỏi tồn đọng tiêu cực. Đó là sự việc hàng loạt học sinh dự thi bị điểm 0 hay đánh dấu bài tập thể.
58 học sinh giỏi cấp tỉnh Thanh Hóa không được công nhận kết quả vì phát hiện có dấu hiệu đánh dấu bài tập thể. Kỳ thi diễn ra vào tháng 3/2013 năm học 2012 -2013. Số trường THPT liên quan gồm: Hàm Rồng (11 bài môn Văn), Quảng Xương 4 (9 bài), Thạch Thành 1 (5 bài); Nguyễn Xuân Nguyên (10 bài môn Vật lý), Hoằng Hóa 3 (3 bài)…
Trường THPT Hàm Rồng, TP Thanh Hóa, một trong những trường có nhiều thí sinh bị phát hiện đánh dấu bài. Ảnh: Lê Hoàng
Trường THPT Hàm Rồng, TP Thanh Hóa, một trong những trường có nhiều thí sinh bị phát hiện đánh dấu bài. Ảnh: Lê Hoàng.

Kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 của tỉnh Tây Ninh năm học 2012 -2013 cũng gây choáng không kém khi 79 học sinh dự thi môn Toán thì có tới 14 thí sinh bị điểm 0 và nhiều bài thi dưới 5. Số học sinh này đã được chọn lựa qua kỳ thi cấp huyện. Câu hỏi đặt ra là: Vì sao một học sinh dự thi cấp tỉnh lại không đạt nổi 0,25 điểm?
Sở GD&ĐT tỉnh Bình Phước công bố kết quả thi học sinh giỏi cấp tỉnh diễn ra ngày 3/10 khiến dư luận một phen nữa sửng sốt. Gần 1.000 thí sinh dự thi đạt điểm dưới 10 (theo thang điểm 20) và 37 thí sinh bị điểm 0.
Số học sinh bị điểm kém rơi vào các trường: THPT Dân tộc nội trú tỉnh (1 thí sinh bị điểm 0 môn Tin học trong tổng 29 học sinh dự thi), THPT chuyên Quang Trung (3 thí sinh dưới điểm 10 trong tổng 123 học sinh dự thi), THPT Đồng Xoài (88 thí sinh dự thi thì có 6 học sinh bị 0 điểm môn Tin học).
Giáo viên tố hiệu trưởng
Đó là sự việc một số giáo viên trường THPT Phan Đình Phùng (Hà Tĩnh) tố cáo hiệu trưởng Bùi Viết Hải về sai phạm trong công tác quản lý. Nội dung đơn tố cáo phản ánh rõ các giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi đều không nhận được tiền công và tiền thưởng. Vụ việc đã được kiến nghị nhiều lần nhưng đều không có phản hồi.
Trường THPT Phan Đình Phùng, Hà Tĩnh. Ảnh: Pháp luật và Đời sống
Trường THPT Phan Đình Phùng, Hà Tĩnh. Ảnh: Pháp luật và Đời sống.

Trong đơn nội dung còn tố cáo một số tiêu cực khác trong các khoản thu chi không minh bạch, một số lãnh đạo, giáo viên tổ chức đánh bài, nhậu nhẹt thâu đêm tại trường. Sau khi sự việc vỡ lở, trường đã dán thông báo sẽ trả tiền cho giáo viên qua tài khoản. Sở GD&ĐT Hà Tĩnh cũng thông báo sẽ vào cuộc thanh tra, xử lý.
Mới đây nhất, thầy giáo Lê Vân, Trường THPT Sơn Tịnh 1, Quảng Ngãi tố cáo sai phạm của hiệu trưởng Nguyễn Tấn Cảnh. Sự viêc gây chú ý khi thầy Cảnh ký quyết định “buộc thôi việc” thầy Lê Vân ngay sau đó.
Quyết định thôi việc do hiệu trưởng Nguyễn Tấn Cảnh ký. Ảnh: Dân Trí
Quyết định thôi việc do hiệu trưởng Nguyễn Tấn Cảnh ký. Ảnh: Dân Trí.

Thầy Lê Vân hiện là giáo viên tổ Vật lý và Công nghệ của trường. Nội dung tố cáo của thầy Vân tập trung vào việc: thu góp tiền trái quy định, dạy thêm sai quy định, thu chi trong dạy thêm…
Việc thầy hiệu trưởng Nguyễn Tấn Cảnh xử lý kỷ luật buộc thôi việc thầy Vân được cán bộ Sở GD&ĐT Quảng Ngãi cho biết chưa sát quy trình. Sự việc đang được tiếp tục làm rõ.
Theo Ione/Vnexpress
----------------------------------------------------------------------------------------------
Chào mừng bạn đến với Sáng kiến kinh nghiệm hay.Nếu bạn thấy nguồn sưu tập này có ích, hãy chia sẻ với bạn bè lên Facebook, google ... Trân trọng cám ơn
XEM ĐIỂM CHUẨN VÀO LỚP 10 CÁC TỈNH

Xem điểm chuẩn lớp 10
Hướng dẫn mua bán BITCOIN => Bấm vào đây




Sách hay bấm vào đây

0 nhận xét Blogger 0 Facebook

Post a Comment

Cám ơn bạn đã phản hồi


Subscribe to: Posts (Atom)


 
Sang kien kinh nghiem HAY - NCKHSPUD HAY ©Email: tailieuchogiaovien@gmail.com. All Rights Reserved. Powered by >How to best
Link:Bantintuvan|tailieusupham|khoahocsupham|Soidiemchontruong|inluon|Tài liệu|Xuất ngoại Nhật|Travel-Du lịch|Tử vi|Science
Top