XEM THỐNG KÊ ĐIỂM CHUẨN VÀO LỚP 10 CÁC TỈNH
- Ngay trước Tết Nguyên đán, 87 giáo viên các cấp học của huyện Tân Hiệp (Kiên Giang) nhận được thông báo phải nghỉ việc. Đây là số giáo viên mà các trường trong huyện tự ký hợp đồng ngoài biên chế.
(Tại sao người ta không đuổi việc hay kỉ luật những người đã tuyển giáo viên tràn lan? Tại sao không có con số dự báo về nguồn nhân lực cần cho giáo dục để đào tạo nhỉ? Chỉ có người lao động là thiệt. Cứ đi học và chạy việc. Chạy -  bỏ hàng đống tiền ra rồi lăn lưng ra làm. Chưa bù lỗ thì đã stop! Những kẻ nhận tiền thì nhởn nhơ, có thể sẽ tiếp tục "đánh ván mới"

Chiều 8-1, ông Đặng Công Huẩn - bí thư Huyện ủy Tân Hiệp - đã chủ trì cuộc đối thoại giữa lãnh đạo, ban ngành huyện với 87 giáo viên trong diện bị buộc phải chấm dứt hợp đồng từ tháng 1-2014.
Nhiều năm hợp đồng
Cô Đặng Thị Kim Loan, giáo viên Trường THCS Tân Thành, bức xúc cho biết cuối tháng 12-2013, ban giám hiệu nhà trường mời lên họp và thông báo nội dung vắn tắt sẽ ngưng hợp đồng với mình vào ngày 31-12-2013. Trong khi suốt ba năm làm giáo viên hợp đồng tại trường, bản thân cô không hề vi phạm bất cứ điều gì. Tương tự, cô Đinh Thị Thư - giáo viên phụ trách thư viện Trường THCS Tân Hội - cho hay được hiệu trưởng mời lên thông báo ngưng hợp đồng và đã chính thức nghỉ việc từ đầu tháng 1-2014 mà chưa hề nhận được quyết định bằng văn bản.
Cô Trần Thị Kim Thanh bức xúc nói: “Nếu xét thấy chúng tôi không đủ năng lực, trình độ thì chỉ cần sau ba tháng thử việc nhà trường đã có thể cắt hợp đồng. Đằng này chúng tôi đã tham gia công tác, giảng dạy, gắn bó với học sinh, trường lớp từng ấy năm, nay đột nhiên bị cho thôi việc mà không hề có lý do thuyết phục”.
Cô Nguyễn Thị Phương Anh - giáo viên Trường tiểu học Tân An 2 - nghẹn ngào: “Năm năm nay tôi vừa dạy vừa cố gắng học liên thông lên đại học với mong muốn được cống hiến, được gắn bó với nghề giáo. Hai lần tôi đăng ký thi tuyển vào biên chế nhưng đều không được xét, trong khi một số giáo viên được đưa từ nơi khác về. Bây giờ vì lý do tôi chỉ là giáo viên hợp đồng, không có biên chế mà buộc nghỉ, phải thất nghiệp thì làm sao sống nổi”.
Cũng theo trình bày của các giáo viên, do lao động hợp đồng ngoài biên chế nên nhiều năm nay họ không được tăng lương, do đó mức thu nhập rất thấp. Giáo viên trực tiếp đứng lớp lương chỉ 2,4 triệu đồng/tháng, còn trường hợp phân công làm nhân viên thư viện hay y tế thì thu nhập chỉ khoảng 1,8 triệu đồng/tháng.
Ký hợp đồng “ngoài luồng”
Theo UBND huyện Tân Hiệp, 87 giáo viên này là những trường hợp dôi dư so với nhu cầu giáo viên hiện tại của huyện và đều làm việc theo hợp đồng ký với các trường, nằm ngoài biên chế được duyệt. Trong số những giáo viên này, có người đã làm việc đến 7-8 năm nay và theo hợp đồng sáu tháng hoặc từng năm.
Bà Huỳnh Thị Yến - trưởng Phòng GD-ĐT huyện Tân Hiệp - cho hay việc tuyển dụng 87 giáo viên ngoài hợp đồng là do hiệu trưởng các trường tự ý thực hiện. Gần đây Phòng GD-ĐT mới nắm tình hình, đã báo cáo và được Huyện ủy chỉ đạo phải giải quyết dứt điểm số giáo viên dôi dư dạng hợp đồng ngoài biên chế. Cũng theo bà Yến, việc dư thừa giáo viên có nguyên nhân do mấy năm gần đây tỉ lệ học sinh giảm, số lớp giảm theo.
Ông Đặng Công Huẩn không đồng ý với lý giải này mà cho rằng nguyên nhân chính là do ngành giáo dục và UBND huyện không làm tốt vai trò quản lý. “Nhu cầu giáo viên hằng năm của từng trường bao nhiêu, biên chế được duyệt bao nhiêu, ngành giáo dục và UBND huyện phải biết chứ không thể đổ lỗi cho học sinh giảm, do các trường tự tuyển” - ông Huẩn nói.
Ông Huẩn thay mặt lãnh đạo huyện chia sẻ với những khó khăn trước mắt của các giáo viên thuộc diện phải cắt hợp đồng và mong muốn những giáo viên này ủng hộ chủ trương của huyện trong việc chấn chỉnh, nâng cao chất lượng giáo dục. Ông Huẩn yêu cầu UBND huyện xem xét ưu tiên đưa các trường hợp này vào xét tuyển biên chế giáo dục sắp tới. Trường hợp không thể tuyển hết phải có kế hoạch tuyển dụng làm việc tại cấp xã phù hợp với chuyên ngành đã đào tạo. Đồng thời Phòng LĐ-TB&XH và Bảo hiểm xã hội huyện phải rà soát chi trả trợ cấp thất nghiệp ngay trước tết, đảm bảo những trường hợp này ổn định cuộc sống trong thời gian chờ việc.
Trách nhiệm thuộc về địa phương
Ông Ninh Thành Viên - phó giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Kiên Giang - khẳng định để xảy ra tình trạng như hôm nay, rõ ràng Phòng nội vụ và Phòng GD-ĐT huyện Tân Hiệp đã thiếu phối hợp, buông lỏng vai trò quản lý. Do đó trách nhiệm trước hết phải thuộc về địa phương.
Ông Viên cho rằng đa số giáo viên gọi là dôi dư phải xử lý lần này đều giảng dạy nhiều năm, nên các trường phải xem xét, ưu tiên bố trí lại theo nhu cầu thực tế của mình. Trường hợp cần thiết có thể xin ý kiến để Tỉnh ủy, UBND tỉnh có ý kiến chỉ đạo cho phép trình HĐND bổ sung biên chế giáo viên.

N.TRIỀU - K.NAM
----------------------------------------------------------------------------------------------
Chào mừng bạn đến với Sáng kiến kinh nghiệm hay.Nếu bạn thấy nguồn sưu tập này có ích, hãy chia sẻ với bạn bè lên Facebook, google ... Trân trọng cám ơn
XEM ĐIỂM CHUẨN VÀO LỚP 10 CÁC TỈNH

Xem điểm chuẩn lớp 10
Hướng dẫn mua bán BITCOIN => Bấm vào đây




Sách hay bấm vào đây

0 nhận xét Blogger 0 Facebook

Post a Comment

Cám ơn bạn đã phản hồi


Subscribe to: Posts (Atom)


 
Sang kien kinh nghiem HAY - NCKHSPUD HAY ©Email: tailieuchogiaovien@gmail.com. All Rights Reserved. Powered by >How to best
Link:Bantintuvan|tailieusupham|khoahocsupham|Soidiemchontruong|inluon|Tài liệu|Xuất ngoại Nhật|Travel-Du lịch|Tử vi|Science
Top