XEM THỐNG KÊ ĐIỂM CHUẨN VÀO LỚP 10 CÁC TỈNH
Thi giáo viên dạy giỏi không chỉ diễn ra ở trường tiểu học, trường phổ thông mà còn ở trường nghề với nhiều căng thẳng, lo âu, áp lực cho người tham gia dự thi.
Hằng năm, rất nhiều trường dạy nghề, trung tâm dạy nghề trong cả nước tổ chức thi giáo viên dạy giỏi. Trước hết là thi cấp khoa để tuyển chọn người đạt giải nhất, nhì tham gia thi cấp trường. Thi cấp trường xong lại tiếp tục tham gia thi cấp tỉnh hoặc cấp thành phố, được tổ chức hai năm một lần. Đây là kỳ thi tập trung nhiều giáo viên giỏi trong địa phương tham gia tranh tài. Xong kỳ thi này, giáo viên đạt giải cao lại tiếp tục tham gia thi cấp toàn quốc, tổ chức ba năm một lần.
Để tham gia thi cấp khoa, giáo viên phải chuẩn bị từ giáo án, bài giảng cũng như chọn học sinh khá giỏi của lớp mình dạy cùng “thi”. Kỳ thi cấp trường hay cấp tỉnh cam go hơn, căng thẳng hơn vì giáo án phải nâng cấp, bài giảng phải hoàn chỉnh hơn và học sinh cùng “thi” phải giỏi hơn mới mong đạt giải. Nhưng có lẽ mệt mỏi nhất là tham gia thi toàn quốc vì lúc này giáo viên được nghỉ dạy để chuẩn bị bài thi cho kỳ thi này. Trường nào, tỉnh nào có giáo viên tham gia thi mà có điều kiện thì mời chuyên gia ở các trường đại học sư phạm đến luyện. Như vậy khả năng đạt giải mới cao. Nơi không có điều kiện thì có các giáo viên nhiều kinh nghiệm của trường tư vấn và xác định tham gia thi để “học hỏi là chính”.
Vất vả hơn nữa là giáo viên phải xây dựng được kịch bản cho tiết dạy tham gia dự thi. Kịch bản này phải được dạy đi dạy lại nhiều lần rồi góp ý, chỉnh sửa và đến lúc vào phòng thi là “theo đó mà làm” từ việc giáo viên làm gì ở phút thứ mấy cho đến học sinh nói gì, nói sai hay đúng và học sinh khác bổ sung ra sao cũng phải được học trước, chuẩn bị trước và thuộc trước.
Đã thế, soạn giáo án cũng phải theo một quy định mà không biết các trường dạy nghề trên thế giới có như vậy không. Đó là tên bài giảng phải bắt đầu bằng một động từ, mục tiêu bài dạy viết cũng phải bắt đầu bằng một động từ. Khi không có “động từ” là coi như bài dạy đó đã bị loại dù có chuẩn áp dụng phương pháp dạy tích cực hay phương tiện dạy hiện đại.
Nên chăng, để giáo viên được tự chủ hơn trong giảng dạy, tự do trong việc chuẩn bị bài dạy, kể cả trong bài thi. Thực tế, không ai dám khẳng định giáo viên đạt giải giáo viên dạy giỏi là một giáo viên giỏi, vì để trở thành một giáo viên giỏi đòi hỏi rất nhiều kỹ năng chứ không phải chỉ theo kịch bản, thiếu hoàn toàn sáng tạo.
NGUYỄN PHAN NHÂN
* Tôi thấy nội dung bài báo quá đúng. Chúng tôi vẫn gọi đó là “thi đùa”. Những người tâm huyết với nghề dạy học thì đâu quan tâm đến những việc vụn vặt, nên những giáo viên yếu chuyên môn nhưng chỉn chu hồ sơ lại luôn đạt danh hiệu cao.
Minh Xuân
* Môi trường giáo dục đúng ra phải rèn cho các em những đức tính để thành người tốt, trong đó trung thực là điều rất quan trọng. Thế nhưng các phong trào thi đua nhan nhản, các cuộc thi ép buộc, làm cho giáo viên và học sinh đối phó. Như vậy là phát huy sự giả dối trong giáo dục.
An Hòa
* Nhiệm vụ duy nhất của giáo viên là giáo dục nhân cách và kiến thức - kỹ năng cho học sinh. Trong khi giáo dục hiện nay đang hành chính hóa, thành tích hóa nhiệm vụ của giáo viên.
Đức Tài
* Ai cũng biết cái đích sâu xa, mục tiêu của thi đua là “nhằm tạo động lực động viên, lôi cuốn, khuyến khích mọi cá nhân, tập thể phát huy truyền thống yêu nước, năng động, sáng tạo vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Sự che đậy, tiếp tay để mua danh hiệu khiến phong trào thi đua mất đi ý nghĩa vốn rất tốt đẹp của nó. Không thay đổi tư duy về thi đua khen thưởng đối với ngành giáo dục thì tình trạng “vàng thau lẫn lộn” vẫn tồn tại dài dài.
Hưng Nhân
|
Chào mừng bạn đến với Sáng kiến kinh nghiệm hay.Nếu bạn thấy nguồn sưu tập này có ích, hãy chia sẻ với bạn bè lên Facebook, google ... Trân trọng cám ơn
XEM ĐIỂM CHUẨN VÀO LỚP 10 CÁC TỈNH
Xem điểm chuẩn lớp 10
Hướng dẫn mua bán BITCOIN => Bấm vào đây
Sách hay bấm vào đây
0 nhận xét Blogger 0 Facebook
Post a Comment
Cám ơn bạn đã phản hồi