XEM THỐNG KÊ ĐIỂM CHUẨN VÀO LỚP 10 CÁC TỈNH
SKKN, NCKHSPUD Văn 11: TIẾP CẬN BÀI THƠ “ĐÂY THÔN VĨ DẠ” THÔNG QUA HỆ THỐNG NGÔN NGỮ
Ngôn ngữ từ lâu được coi là tài
sản chung của toàn xã hội nên nó mang bản chất xã hội và thực hiện chức năng
giao tiếp xã hội. Cũng giống như tiền, cả xã hội phải dùng chung đồng tiền để
trao đổi hàng hoá, thì ngôn ngữ lại được dùng chung để trao đổi thông tin. Vì
vậy ngôn ngữ mạng tính chất chung phổ biến với mọi cá nhân trong xã hội. Tính
chung đó biểu hiện ở hai mặt:
Hệ
thống đơn vị ngôn ngữ chung: mỗi cá nhân đều sở hữu đơn vị ngôn ngữ chung như
là các âm thanh, các âm tiết, các từ và cả các cụm từ cố định. Mặt khác, các cá
nhân trong xã hội đều tích luỹ được và sử dụng được các hệ thống quy tắc chung.
Có thể là quy tắc về phương diện kết hợp (quy tắc ngữ pháp). Ví dụ như kết hợp
giữa danh từ với tính từ: nắng mới, bàn vuông, áo mới... Nhưng cũng có thể là
quy tắc kết hợp cấu tạo câu, quy tắc chuyển nghĩa của từ...Hệ thống quy tắc
chung ấy tạo nên nền hoặc kiến thức bách khoa và được mọi người tiếp thu, thừa
nhận và vận dụng trong giao tiếp.
Song từ hệ
thống ngôn ngữ chung ấy, mỗi người lại có lời nói cá nhân. Lời nói cá nhân là
sản phẩm được tạo ra từ ngôn ngữ chung nhưng mang đặc điểm của cá nhân. Đặc
điểm của cá nhân cũng được thể hiện ở nhiều phương diện.
Trước hết là ở
mặt ngữ âm. Khi nói mỗi cá nhân có giọng nói riêng, sắc thái riêng nhờ thế qua
giọng nói ta có thể nhận biết được con người. Vì thế mà Phạm Tiến Duật từng
khẳng định: “Cô gái làm duyên phải nhờ giọng nói”
Trong lời nói
cá nhân có vốn từ vựng cá nhân. Kho từ vựng là của chung xã hội. Nhưng mỗi cá
nhân lại tích luỹ một vốn từ vựng nhất định. Và theo sở thích, cá nhân thường
ưa dùng một số từ ngữ nhất định.
Ví dụ: Nhân
vật cụ cố Hồng trong Số đỏ của Vũ Trọng Phụng luôn miệng nói một câu: “Biết rồi
khổ lắm nói mãi”. Xuân Diệu sử dụng rất nhiều số từ không được xác định cụ thể
như: “ít nhiều” “hơn một”. Hay đến với thơ Hàn Mặc Tử, ta lại bắt gặp thế giới
của “trăng”, “máu” và “hoa”...
Ngoài ra, yếu
tố môi trường sinh sống, nghề nghiệp cũng chi phối vốn từ ngữ cá nhân.
Ví dụ: Là bác
sĩ, cá nhân thường sử dụng những từ ngữ, ngôn từ của ngành y.
Trong từ ngữ
cá nhân có thể sử dụng những từ ngữ chung của toàn xã hội. Hay từ vốn ngôn ngữ
chung của cộng đồng, mỗi cá nhân lại có những từ ngữ chuyên dùng do sự chuyển nghĩa theo cách thức
riêng của cá nhân. Do đó hiệu quả biểu đạt vẫn mang sắc thái cá nhân.
Thứ hai là xét
về mặt ngữ pháp thường có tính chất ổn
định ít biến đổi. Nhưng trong lời nói cá nhân vẫn có hiện tượng ngữ pháp mới.
Những hiện tượng đó ban đầu còn mang tính chất lâm thời, tính chất cá nhân
nhưng dần dần được xã hội công nhận và sử dụng rộng rãi thì sẽ trở thành ngôn
ngữ chung.
Ví dụ: Nhân
dân ta đã sống một cuộc chiến đấu sôi nổi.
(Phạm Văn
Đồng)
Trong ví dụ
trên, ta thấy từ “sống” vốn dĩ là nội động từ. Nhưng trong trường hợp này,
“sống” lại dữ vai trò là ngoại động từ: sống cái gì ?-sống một cuộc chiến đâu
sôi nổi.
Tóm
lại: mối quan hệ giữa ngôn ngữ xã hội và lời nói cá nhân là mối quan hệ giữa cái
chung và cái riêng, giữa cái ổn định và cái lâm thời. Giữa cái đã có và cái mới
có. Ngôn ngữ chung là cơ sở để hình thành lời nói cá nhân. Lời nói cá nhân là
sản phẩm chung nhưng đồng thời lời nói cá nhân cũng chính là mảnh đất làm nảy
sinh và phát triển ngôn ngữ chung của toàn xã hội. Cái chung tồn tại trong cái
riêng và cái riêng góp phần phát triển cái chung.
----------------------------------------------------------------------------------------------
Chào mừng bạn đến với Sáng kiến kinh nghiệm hay.Nếu bạn thấy nguồn sưu tập này có ích, hãy chia sẻ với bạn bè lên Facebook, google ... Trân trọng cám ơn
XEM ĐIỂM CHUẨN VÀO LỚP 10 CÁC TỈNH
Xem điểm chuẩn lớp 10
Hướng dẫn mua bán BITCOIN => Bấm vào đây
Sách hay bấm vào đây
0 nhận xét Blogger 0 Facebook
Post a Comment
Cám ơn bạn đã phản hồi