XEM THỐNG KÊ ĐIỂM CHUẨN VÀO LỚP 10 CÁC TỈNH
SKKN, NCKHSPUD Văn 9: RÈN KĨ NĂNG SO SÁNH TRONG CẢM THỤ TÁC PHẨM VĂN HỌC CHO HỌC SINH LỚP 9

. Áp dụng: Viết sáng kiến kinh nghiệm văn 9, đề tài NCKHSPUD Văn 9, Tiểu luận PPGD Văn 9, …



Ngữ văn là môn học có vai trò rất quan trọng trong đời sống và trong sự phát triển tư duy của con người. Là môn học thuộc nhóm khoa học xã hội, Ngữ văn có vị trí đặc biệt trong việc thực hiện mục tiêu chung của nhà trường THCS. Học Ngữ văn vừa giúp người học hình thành từng bước về trình độ học vấn phổ thông tạo tiền đề cho các em học ở bậc cao hơn; đồng thời giúp người học phát triển và hoàn thiện về mặt nhân cách, giúp các em biết yêu cái hay cái đẹp, ghét cái xấu, biết cách ăn nói, giao tiếp ... trong cuộc sống hàng ngày. Vậy làm sao để cảm nhận hết cái hay cái đẹp của tác phẩm văn học? Làm sao để từ những nội dung vấn đề của tác phẩm các em có thể bộc lộ những đánh giá, suy nghĩ riêng của cá nhân mình qua các bài viết một cách sâu sắc, toàn diện ? Từ đó, ta thấy trong học Ngữ văn con đường tiếp cận tác phẩm văn học có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, với học sinh, khi học và cảm thụ văn học các em còn khá nhiều lúng túng và bỡ ngỡ, đặc biệt khi các em vận dụng, tích hợp kiến thức để khám phá thế giới văn chương. Điều này đã trở thành một vấn đề khiến người giáo viên dạy Ngữ văn luôn trăn trở, tìm tòi những con đường vừa quen vừa dễ để học sinh vận dụng được tối ưu nhằm đem lại hiệu quả cảm thụ cao.                                         
          Thực tế để hướng dẫn học sinh cảm thụ tác phẩm văn học người giáo viên luôn hướng dẫn các em cần bám vào đặc trưng thể loại để khai thác. Ví dụ như với các văn bản thơ thì khai thác cần bám vào hình ảnh, ngôn từ, nhịp điệu,… Với các tác phẩm văn xuôi thì cần cảm thụ ở các phương diện như cốt truyện, nhân vật, sự việc,… Song làm sao để các em nhớ lâu, cảm thụ sâu sắc thì một thao tác không thể thiếu trong cảm thụ tác phẩm văn học là kĩ năng so sánh.
Trong cảm thụ văn học, kĩ năng so sánh không phải là một kĩ năng mới lạ. Song trên thực tế trong khung kiến thức chương trình, kĩ năng này lại không được hệ thống thành kiến thức riêng biệt, bài bản. Kĩ năng này chỉ được thực hiện khi học sinh phải trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa ở phần Đọc - hiểu văn bản hoặc phần Luyện tập. Tuy nhiên, trong phân bố số lượng câu hỏi về yêu cầu kĩ năng này không phải là ít, đặc biệt là ở Sách giáo khoa Ngữ văn 9. Chính vì vậy, khi gặp dạng bài tập yêu cầu sử dụng kĩ năng so sánh học sinh thường không làm được, nếu có thì hiệu quả đạt được chưa  cao. Bởi vậy, với học sinh khối 9, để thực hiện mục tiêu nâng cao hơn nữa chất lượng đại trà và chất lượng mũi nhọn thì việc hướng dẫn học sinh cảm thụ văn học bằng kĩ năng so sánh là một nhu cầu bức thiết đối với HS và cả với người dạy.

Bấm vào đây để tải về xem tiếp
----------------------------------------------------------------------------------------------
Chào mừng bạn đến với Sáng kiến kinh nghiệm hay.Nếu bạn thấy nguồn sưu tập này có ích, hãy chia sẻ với bạn bè lên Facebook, google ... Trân trọng cám ơn
XEM ĐIỂM CHUẨN VÀO LỚP 10 CÁC TỈNH

Xem điểm chuẩn lớp 10
Hướng dẫn mua bán BITCOIN => Bấm vào đây




Sách hay bấm vào đây

0 nhận xét Blogger 0 Facebook

Post a Comment

Cám ơn bạn đã phản hồi


Subscribe to: Posts (Atom)


 
Sang kien kinh nghiem HAY - NCKHSPUD HAY ©Email: tailieuchogiaovien@gmail.com. All Rights Reserved. Powered by >How to best
Link:Bantintuvan|tailieusupham|khoahocsupham|Soidiemchontruong|inluon|Tài liệu|Xuất ngoại Nhật|Travel-Du lịch|Tử vi|Science
Top