PHẦN I : MỞ ĐẦU
1.Bối cảnh:
Theo “chiến lược con người” của Đảng và Nhà nước ta đã chỉ rõ với mục tiêu: “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” đã được cụ thể hoá trong nhiều văn kiện của Đảng và Nhà nước.Đặc biệt trong xu thế hội nhập khu vực và quốc tế người giáo viên không ngừng trau dồi kiến thức chuyên môn, cập nhật kiến thức thực tiễn nhất là đối với môn Địa lí khi dạy về Địa lí thế giới, Địa lí khu vực và Địa lí Việt Nam.
Để thực hiện được mục tiêu đó và xuất phát từ thực tiễn nhà trường trong giai đoạn hiện nay.Vì thế việc dạy học kết hợp khai thác các phương tiện dạy học để đạt hiệu quả là nhiệm vụ rất quan trọng góp phần đổi mới phương pháp dạy học của người giáo viên là công tác trọng tâm của nhà trường góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục đáp ứng yêu cầu mục tiêu giáo dục mà Đảng và Nhà nước đã đề ra.
2. Lý do chọn đề tài:
2.1- Lý do khách quan:
Sử dụng kênh hình trong giảng dạy Địa lý là một trong chức năng cơ bản của người giáo viên, giúp người giáo viên thành công trong việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học.
Kênh hình còn là công cụ dạy học trực quan sinh động giúp học sinh chủ động học tập có hiệu quả trong việc rèn luyện kỹ năng tư duy Địa lý cho học sinh.
2.2- Lý do chủ quan:
Trong thời gian qua, với chức vụ Phó Hiệu trưởng nhà trường phụ trách công tác chuyên môn, cộng tác viên Thanh tra của ngành, tham gia công tác chấm thi học sinh giỏi môn Địa lý cấp THCS… tôi đã tham gia dự giờ các tiết dạy môn Địa lý của đồng nghiệp, bản thân trực tiếp giảng dạy bồi dưỡng học sinh giỏi và đã rút ra được một số kinh nghiệm về mặt tích cực cũng như tồn tại của nội dung công việc này, đó cũng là lý do thúc đẩy tôi thực hiện đề tài này: “ biện pháp sử dụng kênh hình trong giảng dạy Địa lý cấp THCS”.
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
3.1- Đối tượng:
- Giáo viên dạy môn Địa lí cấp THCS và học sinh cấp THCS từ lớp 6 đến lớp 9.
- Các kênh hình trong SGK Địa lý cấp THCS (từ lớp 6 đến lớp 9).
- Chương trình giảng dạy cấp THCS
- Các tài liệu khác như:
+ Bản đồ Giáo khoa treo tường;
+ Atlas Địa lý, tranh ảnh TBDH của của BGD&ĐT- nhà xuất bản giáo dục;
+ Ảnh tư liệu trên Internet.
3.2- Phạm vi nghiên cứu:
“ Biện pháp sử dụng kênh hình trong giảng dạy Địa lý cấp THCS” được thực hiện và tập trung hai năm học bắt đầu chọn và áp dụng đề tài vào đầu năm (Năm học 2009-2010 và 2010-2011).
Biện pháp thực hiện trong những năm qua luôn được củng cố bổ sung kết hợp và cập nhật số liệu mới trên mạng, báo đài của các kênh hình để dạy Địa lí.
Các tài liệu thực tiễn của địa phương (môn Địa Lí địa phương của SGD&ĐT Bến Tre luôn cập nhật hàng năm).
4. Mục đích nghiên cứu:
Đề xuất một số biện pháp về “ Biện pháp sử dụng kênh hình trong giảng dạy Địa lý cấp THCS” năm học 2011-2012.
Nghiên cứu và rút kinh nghiệm trong công tác dự giờ, thi tay nghề giáo viên và bồi dưỡng chuyên môn Địa lí của giáo viên.
Nâng cao kiến thức và trao đổi kinh nghiệm chuyên môn của cấp quản lý và đội ngũ giáo viên bộ môn về chương trình, Sách giáo khoa, tài liệu giảng dạy, phương pháp dạy học và kỹ năng học tập của học sinh.
5. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu:
- Có ba nhiệm vụ:
+ Nghiên cứu cơ sở lý luận và pháp lý của đề tài.
SKKN Địa lí 9: Biện pháp sử dụng kênh hình trong giảng dạy địa lý cấp thcs giúp nâng cao hứng thú học tập địa lí của học sinh
Xem điểm chuẩn lớp 10
Hướng dẫn mua bán BITCOIN => Bấm vào đây
Sách hay bấm vào đây
0 nhận xét Blogger 0 Facebook
Post a Comment
Cám ơn bạn đã phản hồi