1.Lí do chọn đề tài:
a) Cơ sở lí luận.
- Địa lí là một môn khoa học rất gần gũi với cuộc sống đời thường thông qua môn học các em được cung cấp những kiến thức cơ bản về trái đất, môi trường sống của con người, những hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội của loài người trên trái đát. Vậy học địa lí như thế nào đê đạt kết quả cao thi đòi hỏi người thầy, cô là giáo viên giảng dạy môn địa lí phải lựa chọn phương pháp giảng dạy phù hợp với đặc trưng bộ môn.
b) Cơ sở thực tiễn
- Đề tài nghiên cứu nhằm trao đổi kinh nghiệm trong giảng dạy môn địa lí 9 kiểu bài lí thuyết về sự phân hóa lãnh thổ. Đề tài đi sâu vào khâu giúp học sinh khai thác nội dung kiến thức bài học từ kênh chữ và kênh hình nhằm phát huy tính tích cực của học sinh qua đó rèn cho các em có kĩ năng học tập bộ môn một cách hiệu quả độc lập sáng tạo gắn kiến thức lí thuyết với kênh hình trong sgk, át lát địa lí Việt Nam.
- Đề tài nghiên cứu nhằm gây hứng thú học tập của học sinh trong việc tìm ra nội dung kiến thức bài học bằng cách dựa vào kênh chữ để khai thác kiến thức và từ kênh hình để nói lên kênh chữ. Trong kênh hình tôi đặc biệt chú ý cho học sinh rèn kĩ năng khai thác kiến thức từ át lát địa lí Việt Nam vì át lat địa lí Việt nam chính là trang thông tin kiến thứctương đối đầy đủ mà các em học sinh được đem vào phòng thi một cách hợp pháp nếu các em có kĩ năng khai thác át lát tốt chắc chắn các em sẽ rất tự tin khi làm bài thi đặc biệt là thi học sinh giỏi.
- Đề tài nghiên cứu nhằm giúp các em học tập bộ môn địa lí một cách sáng tạo không học thuộc lòng một cách máy móc.
- Lí do tôi chọn đề tài này bởi vì tôi thấy kiến thức lí thuyết môn địa lí là rất quan trọng, vậy làm thế nào để học sinh nắm bắt được kiến thức một cách sâu sắc nhất đòi hỏi người giáo viên phải có phương pháp giảng dạy phù hợp đối với từng nội dung kiến thức. Trong thực tê phần lớn giáo viên đã tìm ra cho mình phương pgáp dạy học địa lí thông qua việc khai thác kiến thức từ kênh chữ và kênh hình bằng các câu hỏi thể hiện mối liên quan giữa kênh chữ và kênh hình từ đó rút ra nội dung kiên thức một cách sáng tạo. tuy nhiên trong thực tế cúng có những giáo viên còn rất lúng túng trong việc giảng dạy kiểu bài lí thuyết chỉ khai thác kiến thức một cách đơn thuần từ kênh chữ mà không chú ý tới việc khai thác kiến thức từ kênh hình và bảng số liệu khiến cho giờ học trở nên đơn điệu, không phát huy được khả năng tư duy sáng tạo của học sinh. Chính bởi lẽ đó mà tôi chắp bút viết sáng kiến kinh nghiệm “ Đổi mới phương pháp dạy học kiểu bài lý thuyết về sự phân hóa lánh thổ Việt Nam trong chương trình địa lý lớp 9”.
- Đề tài nghiên cứu này tôi đi sâu vào việc sử dụng phối hợp các phương pháp giảng dạy trong từng phần nội dung kiến thức bằng cách đưa ra cách dạy chung cho kiểu bài lí thuyết vùng miền thông qua việc soạn thảo ra các câu hỏi cần khai thác trong từng nội dung kiến thức của từng bài học; Một số câu hỏi cần lưu ý và hướng dẫn trả lời.
2.Mục đích nghiên cứu:
- Đề tài nghiên cứu nhằm phổ biến về phương pháp “ Đổi mới phương pháp dạy học kiểu bài lý thuyết về sự phân hóa lánh thổ Việt Nam trong chương trình địa lý lớp 9” để giúp các em học tập bộ môn địa lí một cách độc lập, sáng tạo và đạt kết quả cao.
3. Đối tượng nghiên cứu:
- Phần kiến thức sự phân hóa lãnh thổ trong chương trình sgk địa lí lớp 9 cấp THCS, lược đồ tự nhiên Việt Nam, lược đồ kinh tế Việt Nam, lược đồ kinh tế vùng miền và át lát địa lí Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Thông qua kinh nghiệm giảng dạy môn địa lí cấp THCS trong nhiều năm, phương pháp thử nghiệm, phân tích tông hợp, dùng lời, trực quan,minh họa thực hành và phương pháp tái hiện và tìm kiếm vấn đề.
5. Giới hạn nghiên cứu:
-Học sinh lớp 9 trường THCS Văn Tiến
6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu:
-Đề tài xây dựng trong phạm vi sự phân hóa lãnh thổ trong chương trình địa lí 9 cấp THCS
-Thời gian nghiên cứu từ năm 2010 và dự kiến kết thúc vào năm 2013.
SKKN Địa lí 9: Đổi mới phương pháp dạy học kiểu bài lý thuyết về sự phân hoá lãnh thổ việt nam trong chương trình địa lý lớp 9
Xem điểm chuẩn lớp 10
Hướng dẫn mua bán BITCOIN => Bấm vào đây
Sách hay bấm vào đây
0 nhận xét Blogger 0 Facebook
Post a Comment
Cám ơn bạn đã phản hồi