Đất nước ta đang bước vào một thế kỷ mới – một thế kỷ phát triển về khoa học, công nghệ, đòi hỏi con người phải có sự nỗ lực để theo kịp sự phát triển nhanh chóng của thời đại. Muốn xã hội ngày càng phát triển thì đòi hỏi phải có sự phát triển của con người, việc phát triển giáo dục đào tạo là chìa khoá để đi đến tương lai.
Ngành giáo dục Việt Nam đã được Đảng và Bác Hồ rất quan tâm, đặc biệt là nghị quyết hội nghị lần II của ban chấp hành trung ương Đảng khoá VIII là một bước ngoặt mới về định hướng chiến lược phát triển giáo dục đào tạo, coi việc quan tâm phát triển giáo dục đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá – hiện đại hoá, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh trong cuộc chạy đua cùng đời sống hiện tại, tất cả mọi người cần có mục tiêu nhất định cho mình, bởi vậy mà vấn đề đạo đức của con người đối với ngày xưa hình như đã bị mai một. Trước tình hình đó vấn đề đặt ra ở đây là đạo đức trong mỗi con người chúng ta.
Đạo đức là một bộ phận cấu thành nên nhân cách, nó giữ vai trò định hướng cho sự hình thành phát triển nhân cách cho con người. Do vậy cái quan trọng ở đây là giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ như thế nào cho đúng.
Phát triển giáo dục đào tạo gắn liền với nhu cầu phát triển của xã hội, những tiến bộ của khoa học công nghệ và cũng cố quốc phòng an ninh, thực hiện giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nghiên cứu khoa học lý luận gắn liền với thực tiễn. Học đi đôi với hành, nhà trường gắn liền với xã hội.
Để đáp ứng được với nhu cầu trong giai đoạn mới thì giáo dục phải đào tạo thế hệ trẻ trở thành những con người có đầy đủ những phẩm chất đạo đức và năng lực trí tuệ. Trong đó giáo dục học sinh bậc trung học cơ sở giữ vai trò quan trọng vì ở lứa tuổi này các em chưa ổn định về tâm sinh lý, phát triển thể chất và thay đổi trong các mối quan hệ, hành vi, hành động.
Vì lẽ đó mà các nhà giáo dục phải nắm bắt, kịp thời uốn nắn cho các em trong suy nghĩ, hành động, học tập và hình thành nhân cách phẩm chất đúng đắn cho các em. Học sinh chưa ngoan ở bậc THCS dễ gần gũi, dễ tiếp thu, năng động sáng tạo. Song bên cạnh những mặt tích cực đó vẫn còn những mặt hạn chế đó là vẫn còn có một số học sinh học tập yếu kém, nhiều gia đình lo làm ăn không quan tâm đến giáo dục con cái nên tồn tại một số em chưa ngoan về đạo đức. Tuy nhiên số lượng không nhiều nhưng nếu không có biện pháp giáo dục kịp thời thì hậu quả sẽ khôn lường đối với gia đình và xã hội.
Mặc dù các em cùng sống trong một môi trường giáo dục, cùng nhà trường cùng một lớp song không phải học sinh nào cũng có sự phát triển về năng lực, trí tuệ, đạo đức giống nhau. Số lượng học sinh cá biệt ngày càng gia tăng không chỉ làm ảnh hưởng đến các học sinh khác, ảnh hưởng đến nề nếp của nhà trường gây khó khăn trong việc quản lý học sinh, ảnh hưởng đến trật tự an ninh xã hội. Đây là vấn đề được báo chí, các phương tiện thông tin đại chúng đề cập rất nhiều và ở nhiều khía cạnh khác nhau nhưng vẫn chưa tìm ra được biện pháp giải quyết thoả đáng. Hiện nay các nhà giáo dục học, tâm lý học, xã hội học… và toàn thể xã hội đang nghiên cứu để tìm ra thực trạng của vấn đề này.
Vì vậy đây là vấn đề cấp bách được đặt lên hàng đầu trong gia đình, nhà trường cũng như toàn xã hội, giải quyết được vấn đề này sẽ giúp cho được các nhà giáo dục đi sâu vào thực tế, đặc biệt là những học sinh chưa ngoan và chậm tiến về đạo đức để nâng đỡ, uốn nắn cho các em. Cần phải có sự kết hợp giáo dục giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Bên cạnh đó phải có sự can thiệp của chính quyền địa phương. Có như vậy công tác giáo dục đạo đức cho học sinh mới đạt hiệu quả. Như chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết:
SKKN GDCD 8: Một số biện pháp nâng cao chất lượng bộ môn giáo dục công dân bậc thcs
Xem điểm chuẩn lớp 10
Hướng dẫn mua bán BITCOIN => Bấm vào đây
Sách hay bấm vào đây
0 nhận xét Blogger 0 Facebook
Post a Comment
Cám ơn bạn đã phản hồi