Môn GDCD trong nhà trường THCS có một vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Môn học này có những đặc điểm của một môn khoa học xã hội và nhân văn.
Nhưng trong đó, nó lại có một số đặc điểm nổi trội hơn so với các môn học khác đó là tính thực tiễn, tính thống nhất giữa nhận thức và hành động, giữa lời nói và hành vi. Môn GDCD là môn học mà các tri thức, các chuẩn mực, các kĩ năng của nó đều gắn chặt với các sự kiện và chất liệu của cuộc sống hiện thực. Đó là những vấn đề đạo đức và pháp luật của đời sống hàng ngày, là tác động qua lại giữa con người và con người, giữa con người với các thể chế xã hội. Môn học có nhiệm vụ dạy cho học sinh vừa biết làm một công dân có ích trong tương lai, nhưng cũng biết sống hoà nhập với đời sống như một thành viên xã hội với những yêu cầu đạo đức, pháp luật và văn hoá hiện tại. Môn học này còn phải khơi dậy ở học sinh ý chí thể hiện sự thống nhất giữa nhận thức và hành động, khắc phục sự tách rời và xoá bỏ khoảng cách giữa nhận thức và hành động.
Trong lí luận dạy học hiện nay, người ta đã đề cập đến nhiều phương pháp tích cực nhằm hướng vào những đặc điểm trên. Nhưng theo tôi để làm nổi bật được tính thực tiễn của môn học này, cũng như để gây hứng thú hơn cho học sinh học GDCD ta nên áp dụng thêm phương pháp “ Điều tra, khảo sát” trong quá trình dạy học.
SKKN GDCD lớp 7: Áp dụng phương pháp “ điều tra, khảo sát” vào một số bài gdcd lớp 7”.
Xem điểm chuẩn lớp 10
Hướng dẫn mua bán BITCOIN => Bấm vào đây
Sách hay bấm vào đây
0 nhận xét Blogger 0 Facebook
Post a Comment
Cám ơn bạn đã phản hồi