Một trong những kĩ năng quan trọng của bộ môn Địa lí mà giáo viên cần hình thành cho học sinh là kĩ năng nhận biết và vẽ các dạng biểu đồ, xử lí số liệu nhận xét và giải thích. Dưới đây là một số kiến thức thực hành giúp học sinh rèn luyện kĩ năng này.
Biểu đồ là một hình vẽ cho phép mô tả một cách dễ dàng, trực quan các số liệu thống kê phản ánh tiến trình của một hiện tượng, mối tương quan về độ lớn của các đối tượng hoặc cơ cấu thành phần của một tổng thể,… của các sự vật, hiện tượng và quá trình địa lí.
1. Phân loại biểu đồ
- Dựa vào bản chất của biểu đồ:
+ Biểu đồ cơ cấu: biểu đồ thể hiện cơ cấu lao động của một lãnh thổ…
+ Biểu đồ so sánh
+ Biểu đồ động thái: phản ánh quá trình phát triển và sự biến thiên theo thời gian của các đối tượng như: sự gia tăng dân số qua các thời kì, sự thay đổi của nhiệt độ và lượng mưa qua các tháng trong năm, sự thay đổi về diện tích, sản lượng lúa qua các năm,…
+ Biểu đồ quy mô và cơ cấu: biểu đồ cơ cấu diện tích cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên qua 2 năm khác nhau,…
+ Biểu đồ cơ cấu và động thái: biểu đồ thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu theo ngành, biểu đồ cơ cấu xuất nhập khẩu,… (qua ít nhất 4 mốc thời gian).
- Dựa vào hình thức thể hiện của biểu đồ:
+ Biểu đồ tròn.
+ Biểu đồ đường biểu diễn (đồ thị, biểu đồ hình đường).
+ Biểu đồ cột (cột đơn, cột nhóm, biểu đồ thanh ngang, tháp tuổi).
+ Biểu đồ miền (biểu đồ miền thể hiện số liệu tuyệt đối, biểu đồ miền thể hiện số liệu tương đối).
+ Biểu đồ kết hợp giữa cột và đường.
2. Quy trình thành lập biểu đồ (vẽ biểu đồ)
a)Bước 1: Xác định nội dung mà biểu đồ phải thể hiện:
+ Tiến trình phát triển của một hiện tượng hay một số hiện tượng địa lí (gia tăng dân số, sự thay đổi diện tích và sản lượng lương thực của một lãnh thổ hoặc tốc độ gia tăng của một số sản phẩm công nghiệp qua các năm, tốc độ tăng trưởng về khối lượng hàng hóa của các ngành vận tải qua các giai đoạn,…).
+ Sự tương quan và so sánh quy mô giữa các đại lượng (diện tích và sản lượng lúa giữa các vùng, sản lượng lương thực và mức bình quân lương thực theo đầu người ở hai đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long,…).
+ Cơ cấu của một tổng thể: cơ cấu các ngành trong GDP, cơ cấu dân số theo độ tuổi,…
+ Cả về tiến trình và tương quan về đại lượng qua các năm: Diện tích gieo trồng và sản lượng cà phê qua các năm của nước ta,…
+ Cả về mối tương quan, cơ cấu và tiến trình của đối tượng: Cơ cấu xuất nhập khẩu của nước ta qua các năm,…
Cơ sở để xác định nội dung biểu đồ cần thể hiện chính là lời dẫn hay yêu cầu của bài tập, bài thực hành: Vẽ biểu đồ thể hiện…
b) Bước 2: Xác định loại biểu đồ cần vẽ.Đây là bước rất quan trọng vì nếu xác định sai loại biểu đồ cần vẽ sẽ kéo theo việc vẽ biểu đồ sai yêu cầu, việc nhận xét sẽ khó có thể hoàn thiện. Muốn lựa chọn được loại biểu đồ thích hợp nhất so với yêu cầu của đề bài cần căn cứ vào một số cơ sở sau:
+ Khả năng thể hiện của từng loại biểu đồ: Thực tế trên báo chí hay các tài liệu tham khảo có nhiều loại biểu đồ khác nhau nhưng trong chương trình Địa lí phổ thông cũng như các đề thi trong các kì thi tốt nghiệp, thi cao đẳng, đại học và thi học sinh giỏi các cấp thường yêu cầu HS vẽ một trong số các loại biểu đồ sau: hình cột, hình tròn, hình đường (đồ thị), hình miền (hoặc diện), biểu đồ kết hợp cột và đường. Mỗi loại biểu đồ dùng để thể hiện một hoặc nhiều mục đích khác nhau:
SKKN Địa lí lớp 10: Kĩ thuật rèn luyện kĩ năng môn địa lý cho học sinh
Xem điểm chuẩn lớp 10
Hướng dẫn mua bán BITCOIN => Bấm vào đây
Sách hay bấm vào đây
0 nhận xét Blogger 0 Facebook
Post a Comment
Cám ơn bạn đã phản hồi