XEM THỐNG KÊ ĐIỂM CHUẨN VÀO LỚP 10 CÁC TỈNH

TÓM TẮT ĐỀ TÀI


 


Việc giảng dạy kiến thức lí thuyết kết hợp với rèn luyện  kĩ năng Địa lí cho học sinh là một việc làm rất cần thiết.Bài tập là một trong những phương pháp tích cực để thâm nhập và làm rõ các khái niệm Địa lí. Bài tập Địa lí rất đa dạng về loại hình, cách thể hiện. Mỗi loại bài tập Địa lí thích hợp cho một số vấn đề Địa lí nhất định. Bài tập Địa lý vừa là phương pháp để học tốt phần lý thuyết đồng thời là môi trường để vận dụng lý thuyết. Làm tốt thao tác này học sinh vừa được trau dồi kiến thức vừa được rèn luyện thêm các kĩ năng sống như: kĩ năng ra quyết định, kĩ năng thuyết trình, kĩ năng phản hồi…



Trong thực tế giảng dạy hiện nay, kĩ năng bản đồ không được coi trọng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên. Do thời gian 45’ trong một tiết là quá ít so với yêu cầu thực hành nên dẫn đến tình trạng giáo viên làm qua loa, đại khái cho xong. Hoặc do nhiều giáo viên chưa ý thức được tầm quan trọng của tiết dạy thực hành vẽ biểu đồ nên coi nó như một giờ không phải dạy vì học sinh biết làm rồi, để học sinh tự làm, tự “sáng tác”, thế có nghĩa là học sinh “chủ động, tích cực” học . Do học sinh không nắm vững kiến thức cơ bản nên khi gặp các bảng số liệu không biết xử lí con số, không biết lựa chọn loại bản đồ thích hợp dẫn đến vẽ sai kiểu biểu đồ.Vì điều kiện thời gian không cho phép nên nhiều khi học sinh chỉ mới hoàn thiện xong phần vẽ biểu đồ mà chưa rèn được kĩ năng nhận xét…Mặt khác, bản thân học sinh cũng chưa nhận thức được hết vai trò và tác dụng của việc tiếp thu nội dung kiến thức này nên không hứng thú học tập. Kết quả là một bộ phận lớn học sinh không có kỹ năng giải quyết được các bài tập trong chương trình Địa lí lớp 9.


Giải pháp của chúng tôi là đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, ứng dụng CNTT vào việc giảng dạy nhằm cung cấp cho học sinh các kiến thức cơ bản về các dạng biểu đồ. Từ đó học sinh biết lựa chọn các loại biểu đồ thích hợp. Tuy nhiên, cách thức trên chỉ áp dụng với các tiết vẽ dạng biểu đồ mới, còn với các tiết thực hành sau giáo viên sẽ cho học sinh chủ động xử lí số liệu, quyết định loại biểu đề thích hợp và lí giải cách lựa chọn đó dựa vào các kiến thức cơ bản mà thầy cô đã cung cấp từ trước. Giáo viên tổ chức nhiều hình thức khác nhau như cho học sinh thi giữa các nhóm tổ xem biểu đồ của tổ nào đúng hơn, đẹp hơn, nhanh hơn; hay thi tiếp sức giữa 2 dãy để kích thích các em hăng hái hơn trong hoạt động… Sau khi hoàn thành giáo viên cho học sinh tiến hành nhận xét dựa trên các gợi ý trong SGK hoặc theo sự hướng dẫn của giáo viên  hoặc giáo viên cũng có thể để học sinh thảo luận và tự thuyết trình về phần nhận xét của mình.


Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương: hai lớp 9 trường THCS  XXX . Lớp 9A là thực nghiệm và 9B là lớp đối chứng. Lớp thực nghiệm được thực hiện giải pháp thay thế khi dạy các tiết  10, 16, 24, 29 (Địa lí 9, Học kì I, Phần Địa lí dân cư, Địa lí kinh tế, Sự phân hóa lãnh thổ) . Kết quả cho thấy tác động đã có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả học tập của học sinh: lớp thực nghiệm đã đạt kết quả học tập cao hơn so với lớp đối chứng. Điểm bài kiểm tra đầu ra của lớp thực nghiệm có giá trị trung bình là  8,1; điểm bài kiểm tra đầu ra của lớp đối chứng là 7,0. Kết quả kiểm chứng T-test cho thấy p < 0,05 có nghĩa là có sự khác biệt lớn giữa điểm trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Điều đó chứng minh rằng việc cung cấp các kiến thức về các dạng biểu đồ một cách bài bản, sinh động qua ứng dụng CNTT, đa dạng hóa các hình thức thực hành, đổi mới phương pháp dạy học, chú ý rèn kĩ năng sống làm nâng cao hứng thú và kết quả học tập các tiết thực hành vẽ biểu đồ  cho học sinh lớp 9 trường THCS  XXX .



Đề tài NCKHSPUD-SKKN Địa lí THCS: Đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, ứng dụng CNTT vào việc giảng dạy nhằm cung cấp cho học sinh các kiến thức cơ bản về các dạng biểu đồ
XEM ĐIỂM CHUẨN VÀO LỚP 10 CÁC TỈNH

Xem điểm chuẩn lớp 10
Hướng dẫn mua bán BITCOIN => Bấm vào đây




Sách hay bấm vào đây

0 nhận xét Blogger 0 Facebook

Post a Comment

Cám ơn bạn đã phản hồi


Subscribe to: Posts (Atom)


 
Sang kien kinh nghiem HAY - NCKHSPUD HAY ©Email: tailieuchogiaovien@gmail.com. All Rights Reserved. Powered by >How to best
Link:Bantintuvan|tailieusupham|khoahocsupham|Soidiemchontruong|inluon|Tài liệu|Xuất ngoại Nhật|Travel-Du lịch|Tử vi|Science
Top