XEM THỐNG KÊ ĐIỂM CHUẨN VÀO LỚP 10 CÁC TỈNH

ĐỀ TÀI: TỔ CHỨC THỰC HIỆN SINH HOẠT TỔ, NHÓM CHUYÊN MÔN THEO HƯỚNG


NGHIÊN CỨU BÀI HỌC ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC Ở TRƯỜNG THCS



I/ TÓM TẮT ĐỀ TÀI


Trong mỗi nhà trường THCS, công tác chuyên môn là hoạt động quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của nhà trường. Tổ nhóm chuyên môn là một bộ phận cấu thành là nơi thực thi nhiệm vụ dạy và học, giáo dục đạo đức học sinh. Động lực quan trọng để giúp nhà trường phát triển chính là mối quan hệ tương tác nỗ lực vươn lên của mỗi cá nhân.


Sinh hoạt chuyên môn là hoạt động được thực hiện thường xuyên nhằm bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, năng lực sư phạm cho mỗi giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp thông qua dự giờ, phân tích bài học, nhằm  góp phần tháo gỡ những khó khăn trong quá trình giảng dạy và thực thi nhiệm vụ.


Năm học 2013 – 2014 với chủ đề “Tiếp tục đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”. Sinh hoạt chuyên môn là một trong nội dung chủ yếu để nâng cao chất lượng dạy học cho mỗi giáo viên. Sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học cũng là bài học sinh hoạt chuyên môn nhưng ở đó giáo viên tập trung phân tích các vấn để liên quan đến người học như: Học sinh học như thế nào? Học sinh đang gặp khó khăn gì trong học tập? Nội dung và phương pháp học có phù hợp, có gây hứng thú học tập cho học sinh không? Kết quả học tập của học sinh có được cải thiện không? Cần điều chỉnh gì và điều chỉnh như thế nào?


Đó là những câu hỏi xoay quanh vấn đề làm thế nào để tổ chức thực hiện sinh hoat tổ, nhóm chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học để nâng cao chất lượng dạy & học ở trường THCS.


Thực tiễn cho thấy, nhà trường nào mà công tác quản lý chỉ đạo tổ chuyên môn nghiêm túc, có hiệu quả thì sinh hoạt tổ chuyên môn có nề nếp , nội dung sinh hoạt bám sát yêu cầu mục tiêu dạy học, nội dung chương trình SGK, chương trình giảm tải và chuẩn kiến thức kỹ năng, sẽ tháo gỡ được những khó khăn trong quá trình giảng dạy của giáo viên thì phong trào thi đua dạy và học sẽ tốt, chất lượng của học sinh sẽ được nâng lên. Ngược lại nếu nhà trường nào quản lý buông lỏng sinh hoạt tổ chuyên môn thì nề nếp chất lượng trường đó không cao.


Thực thi nhiệm vụ của một cán bộ quản lý phụ trách chuyên môn, tôi nhận thấy “Sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học là một vấn đề mới còn gặp nhiều khó khăn song qua HKI được sự quan tâm động viên của đồng nghiệp tôi mạnh dạn đưa ra vấn đề :”Sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học nhằm nâng cao chất lượng dạy &học trong nhà trường THCS”


Thuật ngữ “Nghiên cứu bài học”(tiếng Anh là Lesson Study hoặc Lesson Research) theo tiếng Nhật (Jugyo kenkyu) có nghĩa là nghiên cứu và cải tiến bài học cho đến khi nó hoàn hảo (theo Catherine Lewis, 2006)Thuật ngữ nghiên cứu bài học có  nguồn gốc trong lịch sử giáo dục Nhật Bản, từ thời Meiji (1868-1992) như một biện pháp để nâng cao năng lực nghề nghiệp của GV thông qua nghiên cứu cải tiến các hoạt động dạy học ở từng bài cụ thể. Những năm gần đây Bộ GDĐT đã có nhiều biện pháp tích cực như giảm tải,  tăng thời lượng cho một số bài học, môn học, chú trọng nhiều hơn đến sinh hoạt chuyên môn…cụ thể từ năm 2006 đã được triển khai ở một số nơi như Tỉnh Bắc Giang và đã có hiệu quả.


Cho đến nay, NCBH là một mô hình phát triển nghề nghiệp của GV được sử dụng rộng rãi ở các trường học ở Nhật Bản đã được giới thiệu trên nhiều quốc gia khác và nhận được sự ủng hộ nhiệt liệt, điều đó    cho thấy sức hấp dẫn và tính ưu việt của của NCBH.


 



Đề tài NCKHSPUD – SKKN QLGD: Tổ chức thực hiện sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học để nâng cao chất lượng dạy và học ở trường THCS
XEM ĐIỂM CHUẨN VÀO LỚP 10 CÁC TỈNH

Xem điểm chuẩn lớp 10
Hướng dẫn mua bán BITCOIN => Bấm vào đây




Sách hay bấm vào đây

0 nhận xét Blogger 0 Facebook

Post a Comment

Cám ơn bạn đã phản hồi


Subscribe to: Posts (Atom)


 
Sang kien kinh nghiem HAY - NCKHSPUD HAY ©Email: tailieuchogiaovien@gmail.com. All Rights Reserved. Powered by >How to best
Link:Bantintuvan|tailieusupham|khoahocsupham|Soidiemchontruong|inluon|Tài liệu|Xuất ngoại Nhật|Travel-Du lịch|Tử vi|Science
Top