I.TÓM TẮT ĐỀ TÀI:
“ Có người cho rằng , âm nhạc là ngôn ngữ có tính chất quốc tế , không cần phiên dịch. Điều đó cũng đúng bởi khi tìm hiểu kho tàng âm nhạc trên thế giới , chúng ta nhận thấy những điều gần gũi giữa nền dân ca các nước . Cả những tác phẩm cổ điển của Mô-da ( Áo), Bét-tô-ven (Đức), Trai-côp-xki (Nga)…..cũng có thể mang lại cho chúng ta những niềm xúc động sâu sắc và đẹp đẽ. Thế giới âm nhạc quả thật là bao la và vô cùng hấp dẫn. Âm nhạc chân chính làm cho tâm hồn chúng ta ngày càng gần với những gì tốt đẹp nhất của loài người và làm cho mỗi người biết sống một cách cao đẹp hơn”. (Theo sách ÂM NHẠC Ở QUANH TA, Phạm Tuyên).
Quả đúng là như vậy, với các em học sinh việc được tiếp cận với cái hay cái đẹp của âm nhạc giúp các em phát triển toàn diện nhân cách, tí tuệ, đạo đức và đặc biệt là âm nhạc làm cho đời sống tinh thần của các em thêm phong phú. Việc được học âm nhạc, được vui chơi ca hát giúp các em cảm nhận được cuộc sống bằng chính tâm hồn trẻ thơ trong sáng, hồn nhiên, vô tư. Từ đó các em thấy mình có trách nhiệm với quê hương, đất nước và con người.
Thật vinh dự và may cho tôi khi được là một người giáo viên giảng dạy bộ môn Âm nhạc trong nhà trường tiểu học. Tôi cảm thấy rất vui và tự hào khi được đảm nhận nhiệm vụ cao đẹp này. Là một người giáo viên giảng dạy bộ môn Âm nhạc – với lòng yêu nghề mến trẻ, lòng nhiệt huyết và đam mê, tôi thấy mình cần phải có trách nhiệm nghiên cứu tìm tòi những biện pháp dạy học hiệu quả nhất để học sinh của tôi được tiếp cận những kiến thức và chất lượng tốt nhất.
Để đổi mới phương pháp dạy học tôi đã mạnh dạn “Ứng dụng CNTT nhằm nâng cao chất lượng môn âm nhac”, hay “Ứng dụng trò chơi trong môn học âm nhạc” để giúp học sinh vừa được học vừa được chơi. Với những tiết học bổ sung ngoại khoá tôi chủ động tìm tòi một số phương pháp nhằm “ Nâng cao chất lượng hoạt động ngoại khoá” giúp học sinh có những phút thư giãn thoải mái sau những giờ học căng thẳng.
Nghiên cứu được ứng dụng trên hai lớp của khối 4 mà tôi đã dạy, đó là lớp 4A1 và lớp 4A2 của Trường tiểu học xxx . Trong đó lớp 4A1 là lớp thực nghiệm còn lớp 4A2 là lớp đối chứng. Lớp thực nghiệm tôi dạy theo phân phối chương trình và có bổ sung tiết học ngoại khoá. Lớp đối chứng tôi cũng vẫn dạy theo phân phối chương trình nhưng không bổ sung tiết học ngoại khoá. Kết quả cho thấy tác động đã có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả học tập của học sinh. Tôi thấy lớp thực nghiệm học sinh nhanh nhẹn hơn, sôi nổi hơn, bạo dạn hơn và đặc biệt là các em đã rất tự tin khi biểu diễn.
Qua thử nghiệm tôi thấy được rằng việc “ Nâng cao chất lượng hoạt động ngoại khoá” đã có kết quả rất tốt đối với học sinh.
NCKHSPUD-SKKN Mĩ thuật - âm nhạc: “Nâng cao chất lượng hoạt động ngoại khóa trong môn âm nhạc”
Xem điểm chuẩn lớp 10
Hướng dẫn mua bán BITCOIN => Bấm vào đây
Sách hay bấm vào đây
0 nhận xét Blogger 0 Facebook
Post a Comment
Cám ơn bạn đã phản hồi