Có nhiều quan điểm trong việc dạy học theo đường hướng giao tiếp (Commnunicative Language Teaching). Trong đó vai trò của người học được khẳng định rõ ràng. Theo Littlewood (1981) vai trò của người học không những tiếp nhận ngôn ngữ mà còn chủ động tích cực trong việc học ngôn ngữ. Thực vậy, theo Harmer (1983) thì communication ám chỉ đến những hoạt động mà người học sử dụng ngôn ngữ làm một phương tiện giao tiếp và mục đích chính của người học là hoàn thành những bài tập giao tiếp được đề ra.
Tiếp cận vấn đề theo một hướng khác, thì tác giả Savignon (2001) đã đề cập trong lý thuyết dạy giaotiếp về 4 yếu tố cấu thành nên năng lực giao tiếp: năng lực về ngôn ngữ (Grammatical Competence),năng lực về văn hoá và xã hội (Sociocultural Competence), năng lực về ngôn bản (Discourse Competence) và năng lực về chiến lược giao tiếp (Strategic Competence). Trong đó tác giả nhấn mạnh vào vai trò của các chiến lược giao tiếp hay năng lực giao tiếp “Strategic Competence” trong việc học ngoại ngữ. Nó cần thiết ngay từ lúc ban đầu học ngoại ngữ và là một trong thành phần cấu tạo nên một nền tảng cần thiết để xây dựng năng lực giao tiếp cùng với những năng lực khác. Theo Savignon, việc đề xuất các hoạt động cá nhân, theo cặp và theo nhóm để tạo ra môi trường học ngôn ngữ đa dạng sẽ giúp cho người học có nhiều cơ hội tham gia vào quá trình học, từ đó xây dựng động cơ học tích cực, chủ động, tạo niềm tin và hứng thú cho bản thân trong việc học giao tiếp. Nói một cách khác, thông qua thực hành và kinh nghiệm trong những những ngữ cảnh và sự kiện xã hội thực tế (social interaction activities), người học dần dần mở rộng năng lựcgiao tiếp của họ.
Sau một thời gian dài tự học hỏi và áp dụng phương pháp giao tiếp khi dạy language focus tôi xin được chia sẽ chút ít kinh nghiêm với các anh chị và các bạn đông nghiệp.Rất mong được sự quan tâm góp ý của các thầy cô,các anh chị và các bạn đông nghiệp để góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn tiếng Anh .
I. TÓM TẮT
I.1 : Mục Đích :
Ngày nay phương pháp giao tiếp đang được khuyến khích sử dụng để dạy tiếng Anh nhằm phát triển kỹ năng nghe –nói – đọc viết cho học sinh
- Phương pháp giao tiếp qua một tiết dạy phần language focus thật sự là một nội dung khó thực hiện. Phần language focus có khá nhiều bài tập bao gồm nhiều điểm ngữ pháp và từ vựng vì vậy giáo viên dễ bị thiếu thời gian nếu dạy qúa kỹ một phần nào đó hoặc lướt qua nhanh qúa khiến học sinh không kịp hiểu bài. Do vậy qua 1 thời gian giảng dạy tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm giúp HS hiểu bài tốt hơn và học sinh hiểu và áp dụng được kiến thức ngôn ngữ.
I.2: Quy Trình Nghiên Cứu
Chuẩn bị các bước nghiên cứu.
Thiết kế bài dạy , các tiết kiểm tra trước và sau tác động .
Dùng phép kiểm chứng T-Test kiểm tra độ lệch của dữ liệu của các nhóm nghiên cứu
Phân tích kết quả , rút ra kết luận .
I.3: Kết Quả .
Kết quả cho thấy tác động có ảnh hưởng đến đối tượng nghiên cứu .
II. GIỚI THIỆU
II.1.a. Hiện trạng
Hiện nay việc học tiếng Anh không còn xa lạ với việt nam nói chung và các vùng khó khăn nói riêng , tuy nhiên việc các em tiếp thu kiến thức và đem kiến thức đó ra áp dụng vào thực tế lại là hai vấn đề khác nhau . hiện này tình trạng học sinh dù có vốn tiếng anh kha khá nhưng khả năng giao tiếp với nhau bằng tiếng anh hay giao tiếp với người nước ngoài còn hạn chế . Một số khi học tiếng anh đặc biệt là phần Language Focus thì khó hiểu bài , lại càng khó áp dụng vào thực tiễn .
Mặc dù giáo viên cố gắng truyền tải cho học sinh vốn từ và vốn ngữ pháp nhưng kết quả đem lại không cao lắm ,
Mặc dù một số em học sinh tham gia các lớp học thêm , học nâng cao để thêm vồn từ tuy nhiên vẫn còn hạn chế trong việc áp dụng vốn kiến thức đó vào thực tế . Đặc biệt là học sinh cấp 2
II.1.b : Nguyên nhân
Môn tiếng Anh là một bộ môn mới đối với học sinh đầu cấp .Nó có những đặc thù riêng , do đó không phải tất cả các em học sinh đều học giỏi bộ môn này.
Phần language focus có khá nhiều bài tập bao gồm nhiều điểm ngữ pháp và từ vựng vì vậy giáo viên dễ bị thiếu thời gian nếu dạy qúa kỹ một phần nào đó hoặc lướt qua nhanh qúa khiến học sinh không kịp hiểu bài.
Học sinh thuộc vùng nông thôn , tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai nên các em không thể tiếp thu và vận dụng một cách nhanh chóng,linh họat .
Khả năng giao tiếp ngọai ngữ còn nhiều hạn chế do ảnh hưởng âm vực của nhiều vùng nông thôn( tiếng địa phương) , học sinh nhút nhát ,ít có cơ hội nói tiếng Anh.
NCKHSPUD –SKKN MÔN Tiếng Anh THCS: Áp dụng phương pháp giao tiếp khi dạy language focus
Xem điểm chuẩn lớp 10
Hướng dẫn mua bán BITCOIN => Bấm vào đây
Sách hay bấm vào đây
0 nhận xét Blogger 0 Facebook
Post a Comment
Cám ơn bạn đã phản hồi