XEM THỐNG KÊ ĐIỂM CHUẨN VÀO LỚP 10 CÁC TỈNH
TÀI LIỆU LUYỆN THI CĐ – ĐH MÔN ĐỊA LÍ:
PHẦN 3: ĐỊA LÍ KINH TẾ. CHỦ ĐỀ 6. ĐỊA LÝ CÁC VÙNG KINH TẾ.
NỘI DUNG 9. CÁC VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM
1. Đặc điểm của vùng kinh tế trọng điểm nước ta.
– Vùng KT trọng điểm: là vùng hội tụ đầy đủ nhất các điều kiện phát triển, có ý nghĩa quyết định đối với nền kinh tế đất nước, vì vậy nước ta phải hình thành các vùng kinh tế trọng điểm.
– Đặc điểm:
+ Gồm nhiều tỉnh thành (co thể thay đổi ranh giới)
+ Hội tụ đầy đủ các thế mạnh, tập trung tiềm lực, hấp dẫn đầu tư
+ Có tỉ trọng GDP lớn, tốc độ phát triển nhanh, hỗ trợ các vùng khác
+ Có khả năng phát triển các ngành CN và DV mới
2. Các vùng kinh tế trọng điểm của nước ta.
Vùng KTTĐ | Tiềm năng | Hướng phát triển |
Phía Bắc | - Diện tích: 15.300km2, dân số: 13,7 triệu người (2006), Gồm 8 tỉnh thành phố (chủ yếu thuộc ĐBSH) - Có lực lượng lao động dồi dào, chất lượng cao - Vùng có lịch sử khai thác lâu đời - Các ngành CN phát triển sớm, nhiều ngành CN quan trọng nhờ nguồn TNTN và thị trường - Các ngành DV và du lịch có nhiều điều kiện phát triển - Có thủ đô Hà Nội, có QL 5, 18 là 2 tuyến GT huyết mạch nối với cụm cảng: Hải Phòng – Cái Lân | - Về CN: + Đẩy mạnh các ngành CN trọng điểm + Nhanh chóng phát triển các ngành có hàm lg KT cao, không gây ô nhiễm, sản phẩm có sức cạnh tranh + Phát triển các khu công nghiệp tập trung - Về dịch vụ: chú trọng thương mại và các dịch vụ khác - Về nông nghiệp: chuyển dịch cơ cấu theo hướng sản xuất hàng hóa |
Miền Trung | - Diện tích: 28.000km2, DS: 6,3 triệu người (2006), gồm 5 tỉnh và thành phố (từ Thừa – Thiên – Huế đến Bình Định) - Vị trí thuận lợi: cầu nối giữa phía B và N, có các tuyến đường huyết mạch B – N, là cửa ngõ của Tây Nguyên và Lào - TNTN giàu có: biển, rừng, khoáng sản - Lãnh thổ đã có những dự án lớn | - Hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm có lợi thế về tài nguyên và thị trường - Phát triển các vùng chuyên sản xuất hàng hóa nông nghiệp, thủy sản và các ngành thương mại , dịch vụ du lịch |
Phía Nam | - Diện tích: 30.600km2, DS: 15,2 triệu người (2006), gồm 8 tỉnh và thành phố (chủ yếu thuộc ĐNB) - Vị trí bản lề giữa Tây Nguyên, Duyên hải NTB và đồng bằng s.Cửu Long - TNTN nổi trội nhất: dầu khí ở thềm lục địa, đất đỏ ba zan và đất xám, biển - Dân đông, nguồn lao động dồi dào, chất lượng cao - Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất tốt và đồng bộ - Tập trung tiềm lực kinh tế và có trình độ phát triển kinh tế cao | - Công nghiệp vẫn là động lực của vùng + Phát triển các ngành công nghiệp cơ bản, công nghiệp trọng điểm, công nghệ cao + Hình thành hàng loạt khu công nghiệp tập trung để thu hút đầu tư trong và ngoài nước - Đẩy mạnh thương mại, tín dụng, ngân hàng, du lịch… |
TÀI LIỆU LUYỆN THI CĐ – ĐH MÔN ĐỊA LÍ: PHẦN 3: ĐỊA LÍ KINH TẾ. CHỦ ĐỀ 6. ĐỊA LÝ CÁC VÙNG KINH TẾ. NỘI DUNG 9. CÁC VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM
XEM ĐIỂM CHUẨN VÀO LỚP 10 CÁC TỈNH
Xem điểm chuẩn lớp 10
Hướng dẫn mua bán BITCOIN => Bấm vào đây
Sách hay bấm vào đây
0 nhận xét Blogger 0 Facebook
Post a Comment
Cám ơn bạn đã phản hồi