XEM THỐNG KÊ ĐIỂM CHUẨN VÀO LỚP 10 CÁC TỈNH
PHẦN 3: ĐỊA LÍ KINH TẾ.
CHỦ ĐỀ 5: ĐỊA LÝ CÁC NGÀNH KINH TẾ.
NỘI DUNG 2: CÁC NGÀNH KINH TẾ-(Công nghiệp)
2.2. NGÀNH CÔNG NGHIỆP
2.2.1. Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta đa dạng và đang có sự chuyển dịch rõ rệt
– Cơ cấu ngành CN nước ta đa dạng: có 3 nhóm CN với 29 ngành CN
+ CN khai thác: 4 ngành
+ CN chế biến: 23 ngành
+ CN sản xuất, phân phối điện, khi, nước: 2 ngành
– Trong cơ cấu CN nổi lên một số ngành CN trọng điểm
+ Là ngành có thế mạnh lâu dài, đem lại hậu quả KT cao, thúc đẩy các ngành KT khác
+ Các ngành CN trọng điểm: năng lượng, chế biến lương thực thực phẩm, dệt may, hóa chất – phân bón – cao su, vật liệu xây dựng, cơ khi – điện tử
– Cơ cấu CN đang có sự chuyển dịch rõ rệt thích nghi với tình hình mới: + CN chế biến tăng dần và chiếm tỉ trọng giá trị lớn nhất (2005: 83,2%)
+ Nhóm CN khai thác và sản xuất, phân phối điện, khí, nước giảm dần, tỉ trọng nhỏ
– Để đáp ứng được nhu cầu mới, cần hoàn thiện cơ cấu CN theo các hướng
+ XD cơ cấu CN linh hoạt thích nghi với cơ chế thị trường, với xu thế của khu vực và thế giới.
+ Đẩy mạnh các ngành CN chế biến nông lâm ngư, CN sản xuất hàng tiêu dùng. Tập trung phát triển CN dầu khí, đưa CN điện đi trước 1 bước, các ngành khác điều chỉnh theo nhu cầu thị trường
+ Đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị công nghệ, nâng cao chất lượng, hạ giá thành.
2.2.2. CN nước ta có sự phân hóa theo lãnh thổ rõ rệt. Nguyên nhân của sự phân hóa đó?
a. Hoạt động CN tập trung chủ yếu ở một số vùng:
* Bắc bộ: CN tập trung cao nhất ở ĐB sông Hồng và vùng phụ cận
– Nhiều trung tâm lớn với các hướng chuyên môn hóa khác nhau, lan tỏa theo các tuyến giao thông quan trọng. Từ Hà Nội đi các hướng:
+ Hải Phòng – Hạ Long: Cơ khí, khai thác than, vật liệu xây dựng
+ Đáp Cầu – Bắc Giang: vật liệu xây dựng, phân hóa học
+ Đông Anh – Thái Nguyên: cơ khí, luyện kim
+ Việt Trì – Lâm Thao: hóa chất, giấy
+ Hòa Bình – Sơn La: thủy điện
+ Nam Định – Ninh Bình – Thanh Hóa: dệt, may, vật liệu xây dựng, điện
* Nam bộ: hình thành 1 dải công nghiệp
– Nổi lên một số trung tâm lớn: tp Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu, Thủ Dầu Một.
– Hướng chuyên môn hóa rất đa dạng, trong đó có một số ngành CN non trẻ, phát triển mạnh như dầu khí, sản xuất điện, phân đạm từ khí
* Dọc Duyên hải miền Trung có một vài trung tâm vừa, nhỏ: Đà Nẵng, Vinh, Quy Nhơn, Nha Trang…
* Những khu vực còn lại CN phát triển chậm, phân tán, rời rạc
b. Nguyên nhân:
Sự phân hóa lãnh thổ CN là kết quả của nhiều nhân tố: vị trí địa lí, TNTN, lực lượng lao động có trình độ, cơ sở hạ tầng.
– Các vùng có đầy đủ các yếu tố thuận lợi nên CN phát triển, phân bố tập trung như ĐNB là vùng dẫn đầu chiếm hơn 1/2 tổng giá trị sản xuất CN, sau là ĐB sông Hồng và ĐB sông Cửu Long
– Miền núi và Tây Nguyên giàu TNTN nhưng thiếu cơ sở hạ tầng và lực lượng lao động có tay nghề, nên CN chậm phát triển
2.2.3.Một số ngành CNTĐ
a. CN năng lượng
– CN trọng điểm là ngành có thế mạnh lâu dài, đem lại hậu quả KT cao, thúc đẩy các ngành kinh tế khác
– CN năng lượng là ngành có thế mạnh lâu dài:
+ Có cơ sở nguồn nhiên liệu phong phú, vững chắc:
. Có nhiều mỏ than, có nhiều loại than như than đá, than bùn, than nâu. Trữ lượng lớn, nhất là mỏ Quảng Ninh trữ lượng > 3 tỉ tấn
. Có các bể dầu khí lớn ở thềm lục địa: Bể trầm tích sông Hồng, bể Trung bộ, bể Cửu Long, Nam Côn Sơn, Thổ Chu Mã Lai (lớn nhất là Nam Côn Sơn và Cửu Long), trữ lượng dự báo trên 10 tỉ tấn
. Nguồn thủy năng lớn: khoảng 30 triệu kw, cho sản lượng điện tiềm tàng là 260 – 270 tỉ kwh. Lớn nhất là sông Hồng 37%, sau là sông Đồng Nai 19%
+ Có thị trường tiêu thụ rộng lớn: cung cấp năng lượng cho tất cả các ngành kinh tế và phục vụ cho nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân
- Mang lại hiệu quả kinh tế cao:
+ hình thành mạng lưới các nhà máy điện rộng khắp trên cả nước
. Nhiệt điện: Phả Lại 1,2, Uông Bí, Ninh Bình, Thủ Đức, Hiệp Phước, Bà Rịa, Phú Mĩ…
. Thủy điện: Hòa Bình, Yali, Trị An, Hàm Thuận – Đa Mi, Đa Nhim, Thác Mơ, Thác Bà. Đang xây dựng thủy điện Sơn La, Tuyên Quang…
- Nguồn năng lượng tác động mạnh mẽ đến các ngành kinh tế nên chủ trương của Nhà nước điện phải đi trước một bước.
b. CN chế biến LTTP
*. Chế biến sản phẩm trồng trọt:
– Xay xát: tốc độ phát triển nhanh do nhu cầu trong nước và xuất khẩu, sản lượng gạo và ngô xay xát tăng nhanh: 2005: 39 triệu tấn. Các nhà máy xay quy mô lớn tập trung ở tp HCM, Hà Nội, các tỉnh ở ĐB sông Hồng, ĐB sông Cửu Long, nơi có cơ sở nguyên liệu
– CN đường mía: nguồn nguyên liệu dồi dào, diện tích mía từ 28 – 30 vạn ha, tập trung chủ yếu ở ĐB sông Cửu Long, ĐNB, DH miền Trung, sản lượng: 15 tr tấn mía cây/năm.
Sản lượng đường kính: 2005: 1,1 triệu tấn/n. Các nhà máy đường lớn tập trung ở các vùng nguyên liệu như: Lam Sơn (Thanh Hóa), quảng Ngãi, Bình Dương, La Ngà, Tây Ninh, Hiệp Hòa, Long An…
– CN chế biến chè, cà phê, thuốc lá:
+ Chè: nguồn nguyên liệu sẵn có, diện tích chè: 12 vạn ha, tập trung ở Trung du miền núi BB, Tây Nguyên. Sản lượng chè đạt 12,7 vạn tấn búp khô
+ Cà phê: vùng nguyên liệu tập trung nhất ở Tây Nguyên, ĐNB, diện tích cà phê tăng nhanh: 2001 đạt 57 vạn ha. Sản lượng đạt: 84 vạn tấn nhân/n
+ Thuốc lá cũng phát triển nhanh chóng: sản lượng hàng năm 4 tỉ bao, tập trung chủ yếu ở ĐNB
– Rượu, bia, nước ngọt phát triển nhanh nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng trong nước. Sản lượng hàng năm: 160 – 220 triệu lít rượu và 1,3 – 1,4 tỉ lít bia. Tập trung chủ yếu ở Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, tp HCM…
*. CN chế biến sản phẩm chăn nuôi
– Chưa triển mạnh vì chăn nuôi chưa phát triển, nguyên liệu hạn chế.
– Một số cơ sở chế biến sữa trung bình năm đạt: 300 – 350 triệu hộp và sản phẩm từ sữa như bơ, pho mát… Tập trung chủ yếu ở Mộc Châu, Sơn La, Ba vì, Lâm Đồng, tp HCM
– Các cơ sở sản xuất thịt hộp và các sản phẩm từ thịt như; lạp xưởng, xúc xích, dăm bông, bít tết… tập trung ở Hà Nội, tp HCM…
*. CN chế biến thủy sản: nguyên liệu phong phú nên phát triển mạnh
– Nước mắm: sản lượng trung bình 190 – 200 triệu lít, nổi tiếng ở cát Hải, Phan Thiết, Phú Quốc
– Tôm, cá và các loại khác đông lạnh, đóng hộp: tốc độ tăng trưởng nhanh nhờ thị trường trong và ngoài nước. Tập trung chủ yếu ở Hải Phòng và tp HCM
– Nghề làm muối với quy mô CN tập trung ở Cà Ná (Ninh Thuận) và Văn Lí (Nam Định). Sản lượng trung bình 90 vạn tấn/n
2.2.3. Các hình thức tổ chức lãnh thổ CN ở nước ta
Hình thức | Đặc điểm |
Điểm CN | - Đồng nhất với điểm dân cư - Gồm 1 đến 2 xí nghiệp nằm gần nguồn nguyên liệu - Không có mối liên hệ giữa các xí nghiệp - Các điểm đơn lẻ thường phân bố ở miền núi Tây Bắc, Tây Nguyên |
Khu CN | - Có ranh giới rõ ràng, có vị trí thuận lợi - Tập trung nhiều xí nghiệp có khả năng hợp tác cao, sản phẩm vừa tiêu dùng vừa xuất khẩu - Có các xí nghiệp dịch vụ hỗ trợ sản xuất công nghiệp - Khu CN tập trung nhất ở ĐNB, sau đó là ĐB sông Hồng, Duyên hải miền Trung |
Trung tâm CN | - Gắn với đô thị vừa và lớn, có vị trí địa lí thuận lợi - Gồm điểm CN, khu CN và các xí nghiệp có mối liên hệ chặt chẽ về sx, kĩ thuật, công nghệ - Có các xí nghiệp hạt nhân và bổ trợ, phục vụ - Về quy mô có: + Có ý nghĩa quốc gia: tp HCM, Hà Nội + Có ý nghĩa vùng: Hải Phòng, Đà nẵng, Cần Thơ… + Có ý nghĩa địa phương: Việt Trì, Thái Nguyên, Nha Trang… |
Vùng CN | - Lãnh thổ rộng lớn - Gồm nhiều điểm, khu, trung tâm CN có mối liên hệ về sx và có những nét tương đồng trong quá trình hình thành - Có vài ngành CN chuyên môn hóa và có các ngành bổ trợ, phục vụ - Theo quy hoạch năm 2001 ta có 6 vùng công nghiệp |
TÀI LIỆU LUYỆN THI CĐ – ĐH MÔN ĐỊA LÍ: PHẦN 3: ĐỊA LÍ KINH TẾ. CHỦ ĐỀ 5: ĐỊA LÝ CÁC NGÀNH KINH TẾ. NỘI DUNG 2: CÁC NGÀNH KINH TẾ-(Công nghiệp)
XEM ĐIỂM CHUẨN VÀO LỚP 10 CÁC TỈNH
Xem điểm chuẩn lớp 10
Hướng dẫn mua bán BITCOIN => Bấm vào đây
Sách hay bấm vào đây
0 nhận xét Blogger 0 Facebook
Post a Comment
Cám ơn bạn đã phản hồi