XEM THỐNG KÊ ĐIỂM CHUẨN VÀO LỚP 10 CÁC TỈNH

PHẦN III. LỊCH SỬ VIỆT NAM (1858 - 1918)
CHƯƠNG I. VIỆT NAM TỪ NĂM 1858 ĐẾN CUỐI THẾ KỶ XIX
BÀI 19. NHÂN DÂN VIỆT NAM KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP XÂM LƯỢC
 (TỪ 1858 ĐẾN TRƯỚC NĂM 1873) TIẾT 2

I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Học sinh nắm được một số kiến thức cơ bản sau:
- Tình hình Việt Nam trước khi thực dân Pháp xâm lược.
- Quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp.
- Cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp ở 3 tỉnh miền Đông nam kỳ.
2. Tư tưởng:
- Học sinh nắm được bản chất của chủ nghĩa thực dân và sự tàn bạo của chúng.
- Nêu cao tinh thần đấu tranh bất khuất chống giặc ngoại xâm.
3. Kỹ năng: 
- Rèn luyện kỹ năng phân tích, nhận xét, so sánh.
- Liên hệ lịch sử và rút ra bài học.
II. Thiết bị - Tài liệu:
- Tranh ảnh và tài liệu có liên quan.
III. Tiến trình dạy và học:
1. Kiểm tra SS và bài cũ: Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội Việt Nam trước khi thực dân Pháp XL?
2. Bài mới: 
Hoạt động thầy-trò Kiến thức cơ bản cần nắm Bổ sung - NC
Hoạt động 1:
CN và TT

* HS đọc sách giáo khoa và trả lời các câu hỏi:

- Vì sao Pháp đưa quân vào đánh Gia Định?

- Quân đội triều đình đã chống trả lại quân Pháp như thế nào?

- Phong trào đấu tranh của nhân dân ta diễn ra như thế nào?

Hoạt động 2:
Nhóm

* Nhóm 1: Vì sao quân đội triều đình không giữ được đại đồn Chí Hòa?


- Nhóm 2: Nhân dân đã chiến đấu như thế nào khi Pháp mở rộng phạm vi xâm lược?


- Nhóm 3: Việc triều đình nhà Nguyễn ký với Pháp Hiệp ước 5/6/1862 đã nói lên điều gì?



- Nhóm 4: Vì sao sau khi triều đình đã ký hiệp ước Nhâm Tuất với Pháp mà nhân dân 3 tỉnh Miền Đông vẫn tiếp tục kháng chiến? Tiêu biểu?


- Nhóm 5: Nguyên nhân nào có tính quyết định nhất dẫn đến việc 3 tỉnh miền Tây rơi vào tay Pháp?



- Nhóm 6: Vì sao cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân 3 tỉnh miền Tây thất bại? Y nghĩa?

Hoạt động 3: Cá nhân
II. Cuộc kháng chiến chống Pháp ở Gia Định và các tỉnh miền Đông Nam Kỳ từ 1858 đến 1862.
1. Cuộc kháng chiến ở Gia Định.
- Ngày 2/9/1859, Pháp đưa quân tới Vũng Tàu.
- Ngày 16/2/1859, Pháp đưa quân tới Gia Định.
- Ngày 17/2/1859, Pháp tấn công thành Gia Định. Quân đội triều đình tan vỡ nhưng các đội dân binh vẫn chiến đấu anh dũng. Kế hoạch "Đánh nhanh thắng nhanh" của thực dân Pháp thất bại.
- Tháng 3/1860, Nguyễn Tri Phương được điều vào chỉ huy mặt trận Gia Định. Ông đã lãnh đạo quân dân xây dựng hệ thống phòng thủ kiên cố. 
-Thực dân Pháp sa lầy ở cả 2 mặt trận: Đà Nẵng và Gia Định, nhưng triều Nguyễn vẫn nuôi ảo tưởng chủ hòa, làm cho cuộc kháng chiến của quân dân ta gặp khó khăn.
2. Kháng chiến lan rộng ra các tỉnh miền 
Đông Nam Kỳ. Hiệp ước 5/6/1862.
- Sau Điều ước Bắc Kinh, Pháp chủ động tấn công Đại đồn Chí Hòa. Cuộc chiến đấu của quân dân ta đã diễn ra quyết liệt nhưng không giữ được Chí Hòa.
- Thừa thắng, Pháp chiếm Định Tường (12/4/1861), Biên Hòa (18/2/1861), Vĩnh Long (23/3/1862).
- Lúc này, quân đội triều đình đã thất bại nhưng cuộc kháng chiến của nhân dân ta phát triển mạnh và lan rộng khắp nơi, gây cho Pháp nhiều tổn thất. Tiêu biểu là chiến thắng Vàm Cỏ Đông của người anh hùng Nguyễn Trung Trực.
* Thái độ của triều đình:
- Bị thất bại, triều đình Huế buộc phải ký Hiệp ước Nhâm Tuất (5/6/1862) gồm 12 điều khoản, với nội dung chủ yếu là: Cắt hẳn cho Pháp 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ (Gia Định, Định Tường, Biên Hòa).
III. Cuộc kháng chiến của nhân dân Nam Kỳ sau Hiệp ước 1862.
1. Nhân dân 3 tỉnh miền Đông tiếp tục kháng chiến sau Hiệp ước 1862.
* Bối cảnh lịch sử:
- Triều đình đã nhu nhược ký với Pháp hiệp ước 1862.
- Phẫn uất trước thái độ của triều đình, nhân dân 3 tỉnh tiếp tục đứng lên chống Pháp.
* Các phong trào tiêu biểu:
- Cuộc khởi nghĩa của Trương Định. 
* Kết quả, ý nghĩa:
- Gây cho kẻ thù nhiều tổn thất.
- 20/8/1864, cuộc khởi nghĩa của Trương Định thất bại.
2. Thực dân Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam Kỳ.
- Chiếm xong 3 tỉnh miền Đông, Pháp tiếp tục mở rộng phạm vi chiếm đóng.
- Năm 1863, Pháp áp đặt xong nền thống trị của mình ở Campuchia. Sau đó chúng yêu cầu triều đình Huế giao nốt 3 tỉnh miền Tây Nam Kỳ.
- Ngày 20/6/1867, quân Pháp kéo đến thành Vĩnh Long, ép Phan Thanh Giản phải nộp thành. Phan Thanh Giản lệnh cho 2 tỉnh còn lại nộp thành cho Pháp.
- Trong vòng 5 ngày, Pháp chiếm gọn 3 tỉnh miền Tây Nam Kỳ: (Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên).
3. Nhân dân 3 tỉnh miền Tây chống Pháp.
- Mặc dù 3 tỉnh đã rơi vào tay giặc nhưng các sỹ phu vẫn bám đất, bám dân chống Pháp. Tiêu biểu: Trương Quyền, Phan Tôn, Phan Liêm, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân.
- Trong điều kiện khó khăn, phong trào vẫn sôi nổi, bền bỉ. Cuối cùng bị thất bại.


* Aỏ tưởng hòa hoãn của triều đình












Đại đồn Chí Hòa










- Tàu Hi vọng của Pháp.













- Nội dung của Hiệp ước 1862













Thái độ của trièu đình khi Pháp đánh chiếm 3 tỉnh miền Tây.
3. Củng cố:
- Nguyên nhân Pháp đưa quân xâm chiếm Việt Nam.
- Quá trình xâm lược của Pháp từ năm 1858 đến 1884.
- Cuộc chiến đấu của nhân dân và thái độ của triều đình.
4. Bài tập:
* Các bài tập trong SGK








XEM ĐIỂM CHUẨN VÀO LỚP 10 CÁC TỈNH

Xem điểm chuẩn lớp 10
Hướng dẫn mua bán BITCOIN => Bấm vào đây




Sách hay bấm vào đây

0 nhận xét Blogger 0 Facebook

Post a Comment

Cám ơn bạn đã phản hồi


Subscribe to: Posts (Atom)


 
Sang kien kinh nghiem HAY - NCKHSPUD HAY ©Email: tailieuchogiaovien@gmail.com. All Rights Reserved. Powered by >How to best
Link:Bantintuvan|tailieusupham|khoahocsupham|Soidiemchontruong|inluon|Tài liệu|Xuất ngoại Nhật|Travel-Du lịch|Tử vi|Science
Top