XEM THỐNG KÊ ĐIỂM CHUẨN VÀO LỚP 10 CÁC TỈNH
Tiết 26(Mục I), 27(Mục II). Soạn 2/2008 - Bài giảng linh động có thể sử dụng trong 1 tiết
BÀI 21. PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP CỦA  NHÂN DÂN VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỶ XIX


I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Giúp các em nắm được:
- Hoàn cảnh nổ ra phong trào các phong trào đấu tranh vũ trang chống Pháp cuối XIX.
- Các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương và khởi nghĩa tự vệ (tự phát).
- Các khái niệm: Phong trào Cần Vương, tự phát, ...
2. Tư tưởng:
- Giáo dục học sinh lòng yêu nước, ý chí xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
3. Kỹ năng:
Rèn luyện kỹ năng phân tích, nhận xét để rút ra bài học lịch sử.
II. Tài liệu - thiết bị:
- Lược đồ phong trào Cần Vương.
- Lược đồ các căn cứ khởi nghĩa tiêu biểu
III. Tiến trình dạy và học
1. Kiểm tra bài cũ:
- Hiệp ước Hác măng 1883 và Pa-tơ-nốt 1884 có tác động như thế nào đến vị thế nước ta?
2. Giới thiệu bài mới:
Hoạt động thầy - trò Kiến thức cơ bản cần nắm Bổ sung - NC
Hoạt động 1:
 Cá nhân và tập thể

* Bối cảnh xuất hiện phong trào Cần vương?





* Hậu quả của cuộc phản công ngày 5/7/1885?






* Nội dung chính của chiếu Cần vương?



Hoạt động 2: Nhóm






N1. Trình bày giai đoạn 1 của phong trào Cần vương?








N2. Trình bày giai đoạn 2 của phong trào Cần vương


Hoạt động 3: Nhóm và cá nhân:
* Lập bảng và 4 nhóm còn lại hoàn thành nội dung của các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu?


I. Phong trào Cần Vương bùng nổ
1. Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến tại kinh thành Huế và sự bùng phát phong trào Cần Vương.
a. Nguyên nhân:
- Sau khi đã khống chế cơ bản được triều đình, âm mưu của Pháp là tiêu diệt phái chủ chiến trong triều đình do Tôn Thất Thuyết đứng đầu.
- Phe chủ chiến đã bí mật gây dựng lực lượng để đề phòng bất trắc.
- Bị lộ, Tôn Thất Thuyết quyết định ra tay trước.
b. Diễn biến của cuộc phản công.
- Đêm mồng 4 rạng ngày 5/7/1885, Tôn Thất Thuyết hạ lệnh cho các đạo quân của mình tấn công vào đồn Mang Cá và Tòa Khâm sứ Pháp. Cuộc chiến diễn ra ác liệt, một số tên Pháp bị giết.
- Sáng ngày 6/7, quân Pháp phản công, bóc lột, tàn sát vô cùng tàn bạo.
- Tôn phải đưa Hàm Nghi và Tam cung (Mẹ vua, vợ cả và vợ thứ vua Tự Đức) chạy khỏi Hoàng thành ra sơn phòng Tân Sở (Q. Trị)
- Ngày 13/7/1885, Tôn Thất Thuyết  mượn danh Hàm Nghi xuống chiếu Cần vương: kêu gọi văn thân, sỹ phu và nhân dân cả nước vì vua mà kháng chiến.
- Chiếu Cần vương đã thổi bùng lên ngọn lửa yêu nước của nhân dân ta, tạo thành phong trào khởi nghĩa vũ trang sôi nổi đến cuối thế kỷ XIX mới chấm dứt.
2. Các giai đoạn phát triển của phong trào Cần vương.
a. Giai đoạn 1 (7/1885 - 11/1888)
* Lãnh đạo: Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết. Phò tá Hàm Nghi còn có các văn thân, sỹ phu, tướng lĩnh: Trần Xuân Soạn, Tôn Thất Đàm, Tôn Thất Thiệp (Con của Tôn Thất Thuyết), Phạm Tường,
* Phạm vi phong trào: Nổ ra khắp cả nước. Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Mai Xuân Thưởng ở Bình Định.
* Cuối  năm 1888, do sự phản bội của Trương Quang Ngọc, vua Hàm Nghi rơi vào tay giặc. Nhà vua hiên ngang cự tuyệt mọi cám dỗ, chịu án lưu đày sang An-giê-ri.
b. Giai đoạn từ 1888 - 1895.
* Lãnh đạo lúc này không còn sự chỉ huy của triều đình kháng chiến, nhưng phong trào vẫn tiếp tục phát triển, hình thành nhiều trung tâm kháng chiến lớn.
* Phạm vi phong trào: Do sự càn quét của Pháp, phong trào ở các vùng đồng bằng bị thu hẹp, phải chuyển trọng tâm lên vùng trung du miền núi. Tiêu biểu như: Khởi nghĩa Hùng Lĩnh do Cao Điền và Tống Duy Tân lãnh đạo; khởi nghĩa Hương Khê do Phan Đình Phùng và Cao Thắng lãnh đạo.
* Năm 1895, khởi nghĩa Hương Khê thất bại. Phong trào Cần vương chấm dứt.
II. Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần vương và phong trào đấu tranh tự vệ cuối thế kỷ XIX. Ngày tang thương của nhân dân Huế.













Sơn phòng Tân Sở - Quảng Trị




Giới thiệu chiếu Cần vương















Tranh vẽ vua Hàm Nghi khước từ dụ dỗ







Một số nét về Cao Thắng
Tên phong trào Thời gian Diễn biến chính Kết quả-ý nghĩa
1. Khởi nghĩa Bãi Sậy - (Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Thái Bình, ...)
* Lãnh đạo: Nguyễn Thiện Thuật 1885 - 1892 SGK - Tồn tại 7 năm, gây cho địch và tay sai nhiề thiệt hại..
- Kế tục truyền thống yêu nước của nhân dân ta và cổ vũ nhân dân tiếp tục đấu tranh.
2. Khởi nghĩa Ba Đình - (Thanh Hóa )
* Lãnh đạo: Phạm Bành và Đinh Công Tráng 1886 - 1887 SGK - Cuộc khởi nghĩa thất bại nhưng làm cho thực dân Pháp trả giá đắt, càng khơi thêm lòng căm thù của nhân dân đối với thực dân Pháp
3. Khởi nghĩa Hương Khê (Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa,Quảng Bình)
*Lãnh đạo: Phan Đình Phùng 1885 - 1895 SGK - Đánh dấu sự kết thúc phong trào đấu tranh chống Pháp dưới danh nghĩa Cần Vương
4. Phong trào nông dân Yên Thế
* Đề Nắm và Đề Thám 1884 - 1913 SGK - Thể hiện tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dân ta
3. Bài tập về nhà:
- Các bài tập trong SGK
- Lập bảng biểu các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu 4. Củng cố hướng dẫn:
- Bối cảnh, nguyên nhân, các giai đoạn của phong trào Cần vương
- Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của phong trào Cần vương:

XEM ĐIỂM CHUẨN VÀO LỚP 10 CÁC TỈNH

Xem điểm chuẩn lớp 10
Hướng dẫn mua bán BITCOIN => Bấm vào đây




Sách hay bấm vào đây

0 nhận xét Blogger 0 Facebook

Post a Comment

Cám ơn bạn đã phản hồi


Subscribe to: Posts (Atom)


 
Sang kien kinh nghiem HAY - NCKHSPUD HAY ©Email: tailieuchogiaovien@gmail.com. All Rights Reserved. Powered by >How to best
Link:Bantintuvan|tailieusupham|khoahocsupham|Soidiemchontruong|inluon|Tài liệu|Xuất ngoại Nhật|Travel-Du lịch|Tử vi|Science
Top