XEM THỐNG KÊ ĐIỂM CHUẨN VÀO LỚP 10 CÁC TỈNH
Luật giáo dục - Chương VII---------------------------------------------------------------------------------------------
Chương VII
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC
MỤC 1
NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC VÀ CƠ QUAN
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC
NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC VÀ CƠ QUAN
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC
Điều
99. Nội
dung quản lý nhà nước về giáo dục
Nội dung quản lý nhà nước về giáo dục bao gồm:
1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy
hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển giáo dục;
2. Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm
pháp luật về giáo dục; ban hành điều lệ nhà trường; ban hành quy định về tổ
chức và hoạt động của cơ sở giáo dục khác;
3. Quy định mục tiêu, chương trình, nội dung giáo
dục; tiêu chuẩn nhà giáo; tiêu chuẩn cơ sở vật chất và thiết bị trường học;
việc biên soạn, xuất bản, in và phát hành sách giáo khoa, giáo trình; quy chế
thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ;
4. Tổ chức, quản lý việc bảo đảm chất lượng giáo dục
và kiểm định chất lượng giáo dục;
5. Thực hiện công tác thống kê, thông tin về tổ chức
và hoạt động giáo dục;
6. Tổ chức bộ máy quản lý giáo dục;
7. Tổ chức, chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng, quản lý
nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục;
8. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để phát
triển sự nghiệp giáo dục;
9. Tổ chức, quản lý công tác nghiên cứu, ứng dụng
khoa học, công nghệ trong lĩnh vực giáo dục;
10. Tổ chức, quản lý công tác hợp tác quốc tế về
giáo dục;
11. Quy định việc tặng danh hiệu vinh dự cho người
có nhiều công lao đối với sự nghiệp giáo dục;
12. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về
giáo dục; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật
về giáo dục.
Điều
100. Cơ
quan quản lý nhà nước về giáo dục
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về giáo
dục.
Chính phủ trình Quốc hội trước khi quyết định những
chủ trương lớn có ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ học tập của công dân trong
phạm vi cả nước, những chủ trương về cải cách nội dung chương trình của một cấp
học; hằng năm báo cáo Quốc hội về hoạt động giáo dục và việc thực hiện ngân
sách giáo dục.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm trước
Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục.
3. Bộ, cơ quan ngang bộ phối hợp với Bộ Giáo dục và
Đào tạo thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục theo thẩm quyền.
4. Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà
nước về giáo dục theo sự phân cấp của Chính phủ và có trách nhiệm bảo đảm các
điều kiện về đội ngũ nhà giáo, tài chính, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của
các trường công lập thuộc phạm vi quản lý, đáp ứng yêu cầu mở rộng quy mô, nâng
cao chất lượng và hiệu quả giáo dục tại địa phương.
MỤC 2
ĐẦU TƯ CHO GIÁO DỤC
ĐẦU TƯ CHO GIÁO DỤC
Điều 101. Các nguồn tài chính đầu tư
cho giáo dục
Các nguồn tài chính đầu tư cho giáo dục bao gồm:
1. Ngân sách nhà nước;
2. Học phí, lệ phí tuyển sinh; các khoản thu từ hoạt
động tư vấn, chuyển giao công nghệ, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của các cơ sở
giáo dục; đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài để phát
triển giáo dục; các khoản tài trợ khác của tổ chức, cá nhân trong nước và nước
ngoài theo quy định của pháp luật.
Điều
102. Ngân
sách nhà nước chi cho giáo dục
1. Nhà nước dành ưu tiên hàng đầu cho việc bố trí
ngân sách giáo dục, bảo đảm tỷ lệ tăng chi ngân sách giáo dục hằng năm cao hơn
tỷ lệ tăng chi ngân sách nhà nước.
2. Ngân sách nhà nước chi cho giáo dục phải được
phân bổ theo nguyên tắc công khai, tập trung dân chủ; căn cứ vào quy mô giáo
dục, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng; thể hiện được chính
sách ưu tiên của Nhà nước đối với giáo dục phổ cập, phát triển giáo dục ở vùng
dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
3. Cơ quan tài chính có trách nhiệm bố trí kinh phí
giáo dục đầy đủ, kịp thời, phù hợp với tiến độ của năm học. Cơ quan quản lý
giáo dục có trách nhiệm quản lý, sử dụng có hiệu quả phần ngân sách giáo dục
được giao và các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật.
Điều
103. Ưu
tiên đầu tư tài chính và đất đai xây dựng trường học
Bộ, cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban
nhân dân các cấp có trách nhiệm đưa việc xây dựng trường học, các công trình
thể dục, thể thao, văn hóa, nghệ thuật phục vụ giáo dục vào quy hoạch, kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội của ngành và địa phương; ưu tiên đầu tư tài chính
và đất đai cho việc xây dựng trường học và ký túc xá cho học sinh, sinh viên
trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
Điều
104. Khuyến
khích đầu tư cho giáo dục
1. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện cho tổ chức,
cá nhân đầu tư, đóng góp trí tuệ, công sức, tiền của cho giáo dục.
2. Các khoản đầu tư, đóng góp, tài trợ của doanh
nghiệp cho giáo dục và các chi phí của doanh nghiệp để mở trường, lớp đào tạo
tại doanh nghiệp, phối hợp đào tạo với cơ sở giáo dục, cử người đi đào tạo,
tiếp thu công nghệ mới phục vụ cho nhu cầu của doanh nghiệp là các khoản chi
phí hợp lý, được trừ khi tính thu nhập chịu thuế theo Luật thuế thu nhập doanh
nghiệp.
3. Các khoản đóng góp, tài trợ của cá nhân cho giáo
dục được xem xét để miễn, giảm thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao theo
quy định của Chính phủ.
4. Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng công trình phục
vụ cho giáo dục; đóng góp, tài trợ, ủng hộ tiền hoặc hiện vật để phát triển sự
nghiệp giáo dục được xem xét để ghi nhận bằng hình thức thích hợp.
Điều
105. Học
phí, lệ phí tuyển sinh
1. Học phí, lệ phí tuyển sinh là khoản tiền của gia
đình người học hoặc người học phải nộp để góp phần bảo đảm chi phí cho các hoạt
động giáo dục. Học sinh tiểu học trường công lập không phải đóng học phí. Ngoài
học phí và lệ phí tuyển sinh, người học hoặc gia đình người học không phải đóng
góp khoản tiền nào khác.
2. Chính phủ quy định cơ chế thu và sử dụng học phí
đối với tất cả các loại hình nhà trường và cơ sở giáo dục khác.
Bộ trưởng Bộ Tài chính phối hợp với Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo, Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề để quy
định mức thu học phí, lệ phí tuyển sinh đối với các cơ sở giáo dục công lập
trực thuộc trung ương.
Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định mức thu học phí,
lệ phí tuyển sinh đối với các cơ sở giáo dục công lập thuộc cấp tỉnh trên cơ sở
đề nghị của Uỷ ban nhân dân cùng cấp.
Cơ sở giáo dục dân lập, tư thục được quyền chủ động
xây dựng mức thu học phí, lệ phí tuyển sinh.
Điều
106. Ưu đãi
về thuế trong xuất bản sách giáo khoa, sản xuất thiết bị dạy học, đồ chơi
Nhà nước có chính sách ưu đãi về thuế đối với việc
xuất bản sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu dạy học; sản xuất và cung ứng
thiết bị dạy học, đồ chơi cho trẻ em; nhập khẩu sách, báo, tài liệu, thiết bị
dạy học, thiết bị nghiên cứu dùng trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác.
MỤC 3
HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ GIÁO DỤC
HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ GIÁO DỤC
Điều
107. Hợp
tác quốc tế về giáo dục
Nhà nước mở rộng, phát triển hợp tác quốc tế về giáo
dục theo nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền quốc gia, bình đẳng và các bên
cùng có lợi.
Điều
108. Khuyến
khích hợp tác về giáo dục với nước ngoài
1. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho nhà
trường, cơ sở giáo dục khác của Việt Nam hợp tác với tổ chức, cá nhân nước
ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong giảng dạy, học tập và nghiên
cứu khoa học.
2. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho công
dân Việt Nam ra nước ngoài giảng dạy, học tập, nghiên cứu, trao đổi học thuật
theo hình thức tự túc hoặc bằng kinh phí do tổ chức, cá nhân trong nước cấp
hoặc do tổ chức, cá nhân nước ngoài tài trợ.
3. Nhà nước dành ngân sách cử người có đủ tiêu chuẩn
về phẩm chất, đạo đức và trình độ đi học tập, nghiên cứu ở nước ngoài về những
ngành nghề và lĩnh vực then chốt để phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc.
Điều
109. Khuyến
khích hợp tác về giáo dục với Việt Nam
1. Tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế,
người Việt Nam định cư ở nước ngoài được Nhà nước Việt Nam khuyến khích, tạo
điều kiện để giảng dạy, học tập, đầu tư, tài trợ, hợp tác, ứng dụng khoa học,
chuyển giao công nghệ về giáo dục ở Việt Nam; được bảo hộ quyền, lợi ích hợp
pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Việc hợp tác đào tạo, mở trường hoặc cơ sở giáo
dục khác của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài,
tổ chức quốc tế trên lãnh thổ Việt Nam do Chính phủ quy định.
Điều
110. Công
nhận văn bằng nước ngoài
1. Việc công nhận văn bằng của người Việt Nam do
nước ngoài cấp được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào
tạo và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ký hiệp định về
tương đương văn bằng hoặc công nhận lẫn nhau về văn bằng với các nước, các tổ
chức quốc tế.
MỤC 4
THANH TRA GIÁO DỤC
THANH TRA GIÁO DỤC
Điều
111. Thanh
tra giáo dục
1. Thanh tra giáo dục thực hiện quyền thanh tra
trong phạm vi quản lý nhà nước về giáo dục nhằm bảo đảm việc thi hành pháp luật,
phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa và xử lý vi phạm, bảo vệ lợi ích của Nhà
nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực giáo dục.
2. Thanh tra chuyên ngành về giáo dục có những nhiệm
vụ sau đây:
a) Thanh tra việc thực hiện chính sách và pháp luật
về giáo dục;
b) Thanh tra việc thực hiện mục tiêu, kế hoạch,
chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục; quy chế chuyên môn, quy chế thi
cử, cấp văn bằng, chứng chỉ; việc thực hiện các quy định về điều kiện cần thiết
bảo đảm chất lượng giáo dục ở cơ sở giáo dục;
c) Thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo
trong lĩnh vực giáo dục theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo;
d) Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo
dục theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
đ) Thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa và đấu tranh chống
tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục theo quy định của pháp luật về chống tham
nhũng;
e) Kiến nghị các biện pháp bảo đảm thi hành pháp
luật về giáo dục; đề nghị sửa đổi, bổ sung các chính sách và quy định của Nhà
nước về giáo dục;
g) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của
pháp luật.
Điều
112. Quyền
hạn, trách nhiệm của Thanh tra giáo dục
Thanh tra giáo dục có quyền hạn và trách nhiệm theo
quy định của pháp luật về thanh tra.
Khi tiến hành thanh tra, trong phạm vi thẩm quyền
quản lý của Thủ trưởng cơ quan quản lý giáo dục cùng cấp, thanh tra giáo dục có
quyền quyết định tạm đình chỉ hoạt động trái pháp luật trong lĩnh vực giáo dục,
thông báo cho cơ quan có thẩm quyền để xử lý và phải chịu trách nhiệm về quyết
định của mình.
Điều
113. Tổ
chức, hoạt động của Thanh tra giáo dục
1. Các cơ quan thanh tra giáo dục gồm:
a) Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo;
b) Thanh tra sở giáo dục và đào tạo.
2. Hoạt động thanh tra giáo dục được thực hiện theo
quy định của Luật thanh tra.
Hoạt động thanh tra giáo dục ở cấp huyện do Trưởng
phòng giáo dục và đào tạo trực tiếp phụ trách theo sự chỉ đạo nghiệp vụ của
thanh tra sở giáo dục và đào tạo.
Hoạt động thanh tra giáo dục trong cơ sở giáo dục
nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học do thủ trưởng cơ sở trực tiếp phụ trách
theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thủ trưởng cơ quan quản lý
nhà nước về dạy nghề.
XEM ĐIỂM CHUẨN VÀO LỚP 10 CÁC TỈNH
Xem điểm chuẩn lớp 10
Hướng dẫn mua bán BITCOIN => Bấm vào đây
Sách hay bấm vào đây
0 nhận xét Blogger 0 Facebook
Post a Comment
Cám ơn bạn đã phản hồi