XEM THỐNG KÊ ĐIỂM CHUẨN VÀO LỚP 10 CÁC TỈNH
Điểm lại 1 năm đầy rẫy những câu chuyện ồn ào trong ngành giáo dục, chúng tôi đưa ra những sự kiện đáng chú ý về giáo dục năm 2015.
Kỳ thi THPT quốc gia chưa tính kỹ để việc tuyển sinh đại học như chơi chứng khoán; ban lệnh cấm thi vào lớp 6; Xóa sổ tên môn Lịch sử; Đại học hệ dân lập được đào tạo bác sĩ đa khoa... là những sự kiện giáo dục nổi bật trong năm 2015.
1. Thi THPT Quốc gia
Khi nhậm chức Bộ trưởng, ông Phạm Vũ Luận có khẳng định, "không muốn tạo dấu ấn" nhưng thực tế, nhiệm kỳ của ông đã tạo quá nhiều dấu ấn có cả thành công nhưng đa phần là thất bại thảm hại.
Trận đánh lớn của ngành giáo dục là đổi mới giáo dục trong đó có đổi mới thi cử, đánh giá đầu ra bậc THPT và cũng là căn cứ tuyển đầu vào cho nậc đại học.
Năm 2015, lần đầu tiên Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức kỳ thi hai trong một, thi một lần kết quả được sử dụng để xét tốt nghiệp và xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng.
Các cụm thi được tổ chức ở khắp các tỉnh thành nhìn chung có giảm áp lực cho thí sinh và toàn xã hội. Cơ hội vào đại học của học sinh cũng tăng lên khi biết kết quả mới làm hồ sơ xét tuyển vào trường phù hợp.
Tuy nhiên, công nghệ, kỹ thuật yếu kém của Bộ Giáo dục và sự bắt tay không thành công với một doanh nghiệp công nghệ đã dẫn tới sự cố ngay trong ngày công bố kết quả thi. Mạng chết trong nhiều giờ, một số sai sót dữ liệu thi khiến thí sinh hoang mang, dư luận ồn ào.
Việc cho phép nộp - rút hồ sơ liên tục trong đợt xét tuyển đầu tiên kéo dài tới 20 ngày khiến tình trạng hỗn loạn đã diễn ra ở một số trường. Ngay sau đó, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận phải đứng ra nhận trách nhiệm vì tình trạng xáo trộn trong đợt xét tuyển đầu tiên và đưa ra các biện pháp khắc phục cho những đợt sau.
2. Đại học Quốc gia Hà Nội thi riêng bằng đánh giá năng lực
Đại học Quốc gia Hà Nội là trường duy nhất được Bộ Giáo dục giao thí điểm thi đánh giá năng lực lấy kết quả tuyển sinh vào đại học.
Bài thi gồm 140 câu hỏi trắc nghiệm, chia làm 3 phần riêng biệt với thời gian hạn định của từng phần khác nhau gồm: Tư duy định lượng, tư duy định tính và tự chọn. Thời gian làm bài 195 phút trên máy tính. Kết quả bài thi có giá trị dùng để đăng ký xét tuyển vào Đại học Quốc gia Hà Nội trong thời gian 24 tháng kể từ ngày thi.
Sự việc không có gì đáng nói nếu như không lộ thông tin về câu hỏi của kỳ sát hạch. Trong bộ câu hỏi, có những câu hỏi ngờ ngẩn không hiểu sát hạch năng lực gì như câu hỏi Thạch Sanh quê ở đâu ....
3. Cấm thi Tuyển sinh vào lớp 6
Sự việc không có gì đáng nói nếu như không lộ thông tin về câu hỏi của kỳ sát hạch. Trong bộ câu hỏi, có những câu hỏi ngờ ngẩn không hiểu sát hạch năng lực gì như câu hỏi Thạch Sanh quê ở đâu ....
Bộ Giáo dục ban lệnh cấm các trường (cả công và tư thục) tổ chức thi tuyển sinh vào lớp 6. Nếu cơ sở giáo dục có số lượng học sinh đăng ký vào lớp 6 nhiều hơn so với chỉ tiêu tuyển sinh thì phải xây dựng phương án tuyển sinh phù hợp, trình cấp có thẩm quyền ở địa phương quyết định.
Quy định này gây ồn ào dư luận, bởi nhiều trường ở Hà Nội, TP HCM có lượng hồ sơ đăng ký rất lớn.
4. Trường đại học vượt rào, tự bổ nhiệm giáo sư
Giữa tháng 9, Đại học Tôn Đức Thắng (TP HCM) quyết định tự bổ nhiệm chức danh giáo sư và phó giáo sư cho những cán bộ giảng viên trong và ngoài trường có nhu cầu nhận được sự quan tâm của xã hội. Tuy nhiên, ông Bùi Mạnh Nhị, Chánh văn phòng Hội đồng Chức danh giáo sư Nhà nước, khẳng định việc này không đúng quy định và cần dừng lại.
5. Bộ Giáo dục công bố dự thào chương trình giáo dục phổ thông tổng thể - xóa sổ tên môn Lịch sử
Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể được Bộ Giáo dục công bố vào đầu tháng 8. Theo dự thảo, số môn học bắt buộc sẽ giảm chỉ còn 7-8 đối với THCS và còn 4 môn đối với THPT. Các môn học ở cả 3 cấp được chia thành môn bắt buộc và môn tự chọn. Tên một môn học có thể thay đổi ở từng cấp học.
Điều đáng nói là, trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể không có tên môn Lịch sử. Sự việc gây gồn ào dư luận, đến mức có vị tiến sĩ sử học còn cấm con cái ghi trên bia mộ chức danh của mình nếu không đấu tranh được. Sức nóng của sự kiện này lan đến cả nghị trường Quốc hội Chỉ đến khi Quốc hội ra nghị quyết "Stop" việc xóa sổ môn Lịch sử thì sự việc mới tạm lắng.
Dù thế nào, lịch sử khoa cử Việt Nam cũng chưa bao giờ xóa sổ môn Lịch sử. Việc đề xuất xóa sổ môn Lịch sử cũng được ghi vào Lịch sử giáo dục Việt Nam như một vết đen trong tư duy giáo dục. Một dấu đen khó xóa trong nhiệm kỳ bộ trưởng của ông Phạm Vũ Luận.
6. Đại học Tư thục được đào tạo Bác sĩ
Ngày 19/11, Bộ Giáo dục ra quyết định cho phép Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội được phép đào tạo Y đa khoa, Dược học trình độ đại học. Quyết định này gây nhiều tranh cãi bởi một năm trước đó hai bộ Y tế, Giáo dục đã thống nhất không cấp phép đào tạo ngành Y đa khoa, Dược học ở các trường đa ngành không thuộc khối chuyên ngành Y dược.
7. Học sinh bỏ học," biểu tình"
Sự kiện gây ồn ào dư luận cuối năm, chưa có tiền lệ đó là hơn 1500 học sinh Ninh Hiệp - Gia Lâm - Hà Nội nghỉ học, cầm băng rôn, khẩu hiệu đòi chính quyền không được phá chợ cũ. Chợ Ninh Hiệp - Gia Lâm vốn nổi tiếng với hàng hóa giá rẻ, quần áo từ Trung Quốc nhập về. Nơi đây là chốn mưu sinh cho hàng ngàn gia đình của Ninh Hiệp - Gia Lâm.
8. Học sinh lớp 8 đòi làm thay việc của Bộ trưởng giáo dục
Một học sinh lớp 8 tên Vũ Thạch Tường Minh- trường chuyên Armsterdam Hà Nội đã thẳng thắn nêu quan điểm giáo dục Việt Nam trong một hội thảo về giáo dục mà cậu bé tham dự.
Dẫn lời cậu học sinh Vũ Thạch Tường Minh: Suốt bao năm qua các vị cải đi, cải lại, cải tiến, cải lùi mà nó vẫn không thay đổi được kết quả gì cả. Nên bây giờ con muốn các vị Bộ trưởng, Thứ trưởng hãy thay đổi đường lối giáo dục của Việt Nam.
"Giáo dục Việt Nam không cần cải cách gì nữa, giáo dục Việt Nam cần được cách mạng. Đó mới là điều các vị trong Bộ Giáo dục nên làm. Còn nếu bây giờ các vị không làm thì đến khi nào con thành Bộ trưởng Bộ Giáo dục con sẽ làm”, cậu bé Tường Minh phát biểu.
9. Liên tiếp bạo hành trẻ mầm non
Trong năm 2015 liên tiếp các vụ bạo hành trẻ mầm non xảy ra dưới sự bất lực của cơ quan quản lý. Hàng loạt hành vi phản cảm của giáo viên mầm non được dư luận phanh phui như giáo viên trói tay, nhét giẻ vào miệng, đánh trẻ, khóa nhốt cửa, cho trẻ nhặt rác ăn...
Scandal bạo hành trẻ mầm non này chưa qua lại tiếp tục tái diễn hành vi khác với mức độ trầm trọng hơn, điều này đặt dấu chấm hỏi lớn cho những nhà quản lý giáo dục.
Được biết, sau mỗi sự việc xảy ra, những văn bản chỉ đạo xử lý nghiêm được ban hành, song đó là chưa đủ để hàng trăm nghìn giáo viên khác nhận thức vấn đề để có ứng xử phù hợp.
10. Bạo lực học đường liên tiếp xảy ra
Liên tiếp các vụ bạo lực học đường được phát hiện trong hai tháng 3-4/2015, trong đó nổi cộm là vụ nữ sinh lớp 7 ở Trà Vinh bị đánh hội đồng và vụ nữ sinh Thái Nguyên bị đánh cấm khẩu.
Cụ thể, ngày 8/3, trên mạng xã hội xuất hiện đoạn video ghi lại hình ảnh một nữ sinh tóc dài khóc lóc, ngồi co rúm một góc cửa sổ gào thét van xin nhưng nhóm bạn gái vẫn lao vào đánh đập. Thậm chí, một nam sinh còn ném nguyên chồng ghế nhựa vào người nạn nhân. Nhiều học sinh khác chứng kiến nhưng không ai can ngăn.
Và còn những sự kiện khác của ngành giáo dục cũng gây không ít dư luận. Nếu bạn có các lựa chọn khác, xin gửi về tailieuchogiaovien@gmail.com chúng tôi sẽ tiếp tục đăng tải những sự kiện nàyChào mừng bạn đến với
Sáng kiến kinh nghiệm hay
XEM ĐIỂM CHUẨN VÀO LỚP 10 CÁC TỈNH
Xem điểm chuẩn lớp 10
Hướng dẫn mua bán BITCOIN => Bấm vào đây
Sách hay bấm vào đây
0 nhận xét Blogger 0 Facebook
Post a Comment
Cám ơn bạn đã phản hồi