XEM THỐNG KÊ ĐIỂM CHUẨN VÀO LỚP 10 CÁC TỈNH
Khởi nguồn của những cảm xúc trong đầu tư chính là việc chúng ta hay nghĩ về việc lãi/lỗ trong giao dịch khi vụ giao dịch đó chưa kết thúc.



Khi bắt đầu một vụ đầu tư, ai cũng mong mình có một tâm lý thoải mái, không bị chi phối bởi cảm xúc từ đó các quyết định đầu tư được đưa ra ở trạng thái tốt nhất. Tuy nhiên hầu hết chúng ta đều ko thể làm được như vậy do mắc phải một sai lầm phổ biến mà bài viết này đề cập, đấy chính là luôn nghĩ về việc lãi lỗ trong giao dịch mặc dù vụ giao dịch đấy chưa kết thúc. Ngoài ra cũng đề cập tới biện pháp để hạn chế được sai lầm này, giúp chúng ta có thể nâng cao hiệu suất đầu tư hơn.
Lời lỗ trong mỗi vụ giao dịch luôn được suy nghĩ trong suốt quá trình đi theo vụ giao dịch đó. Điều này rất dễ phát hiện nhưng thường thì bạn ít khi để ý đến nó. Khi bạn đầu tư và quan sát biến động giá cả hằng ngày, việc bạn tính toán xem hiện tại mình đang lời hay lỗ bao nhiêu là luôn xuất hiện, đúng không?
Khi bạn tính toán ra các con số cụ thể và nếu như các con số ấy ở những trạng thái không đáng kể thì không sao, tuy nhiên khi nó đủ lớn sẽ khiến bạn sinh ra các trạng thái như lo lắng, sợ hãi, vui mừng quá mức. Từ đấy phát sinh ra 2 trạng thái cực trị của tâm lý đấy là sợ hãi và tham lam, điều này sẽ ảnh hưởng cực kỳ tệ hại tới quá trình thực hiện vụ giao dịch hiện tại cũng như trong tương lai.
Sau đây sẽ là một số trường hợp điển hình của việc suy nghĩ về lời lỗ khi giao dịch:
1. Khi bắt đầu một vị thế mua, giá không biến động như chiều hướng dự tính nhưng cũng chưa chạm ngưỡng phải stoploss
Dạng này xảy ra khi chúng ta có một vị thế nhưng giá không biến động như chiều hướng dự tính ban đầu, chúng ta bắt đầu sợ hãi và nghĩ rằng có thể mình sẽ bị lỗ từ đấy sinh ra việc vội vã thoát khỏi vị thế. Có thể làm như vậy khiến chúng ta không bị mất tiền trong ngắn hạn, tuy nhiên việc thua lỗ ở một mức chấp nhận được là điều bình thường trong đầu tư. Việc lặp đi lặp lại hành động trên khiến chúng ta không bao giờ tuân thủ được hệ thống giao dịch vốn được kiểm nghiệm kỹ càng trong quá khứ về mặt dài hạn, từ đấy rất khó có thể kiếm tiền ổn định trong một khoảng thời gian đủ lớn.
2. Khi lâm vào trạng thái mất tiền sau một số vụ giao dịch, chúng ta lao vào giao dịch với mong muốn “kiếm lại số tiền đã mất”:
Thông thường khi hệ thống giao dịch của chúng ta gặp phải điều kiện chung không thuận lợi, hoặc do chúng ta không tuân thủ kỷ luật khiến việc thua lỗ liên tiếp xảy ra. Sự mất mát khiến chúng ta bận tâm và quyết tâm giao dịch để “gỡ vốn”, tuy nhiên điều này cực kỳ nguy hiểm bởi nó khiến chúng ta càng giao dịch một cách sai lầm bởi cảm xúc đang xâm chiếm hoàn toàn tâm trí chúng ta.
Cách giải quyết trong trường hợp này chỉ có thể là chấp nhận việc thua lỗ là bình thường trong đầu tư, dừng giao dịch một thời gian hoặc giao dịch với số lượng đủ để thấy việc mất mát không khiến chúng ta phải lo lắng.
3. Một chuỗi thắng lợi liên tiếp, khiến chúng ta thấy việc kiếm tiền trở nên dễ dàng và đặt mục tiêu “to tát hơn” một cách nhanh chóng:
Lợi nhuận thu được từ một chuỗi thắng lợi liên tiếp làm chúng ta trở nên tự hào về khả năng của bản thân, từ đấy việc đặt mục tiêu “to tát hơn” cũng được coi là “ chả có gì khó”. Tuy nhiên chính vì suy nghĩ này có thể khiến chúng ta giao dịch bất cẩn hơn, và việc mất mát lớn có thể bắt nguồn từ đây.
Đầu tư luôn hướng tới việc kiếm tiền ổn định một cách lâu dài, việc thắng lợi liên tiếp cũng chỉ là quá trình đảo ngược của trạng thái thua lỗ liên tiếp với hàm ý rằng hệ thống giao dịch của chúng ta đang gặp điều kiện thuận lợi. Khi điều kiện này không còn nữa, cùng với việc giao dịch trở nên bất cẩn và liều lĩnh hơn có thể khiến chúng ta “ thua đau” ở một vụ giao dịch sau đó.
4. Kỳ vọng vào số tiền lớn kiếm được trong tương lai, khiến chúng ta giữ lệnh quá lâu
Ở một vụ giao dịch thuận lợi, chúng ta đang kiếm được tiền và từ đấy niềm tin vào việc sẽ kiếm được một số tiền lớn như dự tính bắt đầu phát sinh từ đây. Điều này dẫn tới việc chúng ta có thể không tuân thủ các quy tắc giao dịch, khiến việc giữ lệnh trở nên quá lâu khi giá biến động ngược chiều trở lại. Đa phần sẽ nới ngưỡng chặn bán xuống thấp hơn, dẫn tới việc lợi nhuận thu được trở nên nhỏ hơn hoặc thậm chí chuyển từ trạng thái lời sang lỗ.
6. Lo lắng về việc mất lợi nhuận nhỏ, khiến chúng ta dời lệnh chặn bán lên sát hơn
Cũng tương tự như ở dạng 4, chúng ta cũng có một vụ giao dịch thuận lợi tuy nhiên giá bắt đầu đảo chiều trở lại và chúng ta sợ mất đi 1 khoản lợi nhuận nhỏ. Từ đấy việc dời ngưỡng chặn bán lên mức giá cao hơn dự tính “ nhằm bảo toàn thành quả”, khiến chúng ta phá vỡ các quy tắc giao dịch được kiểm nghiệm lâu dài trong quá khứ. Cũng có thể hành động đấy là đúng trong ngắn hạn, nhưng về mặt lâu dài tạo ra một thói quen cực kỳ tệ hại. Đôi khi có thể chúng ta bán quá sớm, trước khi chứng kiến được một biến động lớn sau đó!
    XEM ĐIỂM CHUẨN VÀO LỚP 10 CÁC TỈNH

    Xem điểm chuẩn lớp 10
    Hướng dẫn mua bán BITCOIN => Bấm vào đây




    Sách hay bấm vào đây

    0 nhận xét Blogger 0 Facebook

    Post a Comment

    Cám ơn bạn đã phản hồi


    Subscribe to: Posts (Atom)


     
    Sang kien kinh nghiem HAY - NCKHSPUD HAY ©Email: tailieuchogiaovien@gmail.com. All Rights Reserved. Powered by >How to best
    Link:Bantintuvan|tailieusupham|khoahocsupham|Soidiemchontruong|inluon|Tài liệu|Xuất ngoại Nhật|Travel-Du lịch|Tử vi|Science
    Top