XEM THỐNG KÊ ĐIỂM CHUẨN VÀO LỚP 10 CÁC TỈNH
SKKN Vật lí 8: Kinh nghiệm từ việc dạy bồi dưỡng học sinh giỏi phần chuyển động cơ học môn Vật lí THCS
PHẦN I. MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Khi dạy bồi dưỡng học sinh giỏi (HSG) về phần chuyển động cơ học môn Vật Lý THCS, nếu sử dụng SGK và sách bài tập của bộ môn thì về lý thuyết rất đơn giản; Bài tập vận dụng ít về số lượng và chưa phong phú về dạng bài tập… Dẫn đến trong việc bồi dưỡng HSG giáo viên (GV) không đưa ra được những phần lý thuyết phát triển nâng cao cho học sinh; học sinh không được làm nhiều các dạng bài tập vận dụng... Làm chất lượng dạy và học dồi dưỡng HSG kém hiệu quả; Để giúp đỡ đồng nghiệp và HS tháo gỡ những vướng mắc trên tôi xin đưa ra sáng kiến kinh nghiệm với đề tài “Kinh nghiệm từ việc dạy bồi dưỡng học sinh giỏi phần chuyển động cơ học môn Vật lí THCS ”.
II. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI:
Giúp GV và HS :
- Nắm thêm một số kiến thức cơ bản phát triển và nâng cao về phần chuyển động cơ học môn Vật Lý THCS. Biết Vận dụng lý thuyết đã học vào làm các bài tập vận dụng phát triển, nâng cao, bài tập tổng hợp phức tạp trong phần chuyển động cơ học.
- Hiểu sâu sắc, đa dạng hơn về lý thuyết phần chuyển động cơ học.
- Vận dụng làm được và làm thạo các thêm nhiề dạng bài tập vận dụng phát triển nâng cao, các bài tập tổng hợp, bài tập khó.
- Thấy được ý nghĩa và ứng dụng rất lớn của môn vật lý trong đời sống, sản xuất.
III. NHIỆM VỤ VÀ GIỚI HẠN ĐỀ TÀI:
1. Nhiệm vụ đề tài:
- Đưa ra một số kinh nghiệm để làm thành công, làm tốt việc dạy bồi dưỡng HSG phần chuyển động cơ học môn Vật Lý.
- Đưa ra Một vài phần kiến thức lý thuyết Vật Lý phát triển, nâng cao, có liên quan đến phần chuyển động cơ học.
- Đưa ra một số dạng bài tập vận dụng, bài tập khó, bài tập tổng hợp và cách giải các dạng bài tập trên để thành công tốt việc bồi dưỡng HSG môn Vật Lý.
2. Giới hạn đề tài:
Kiến thức Vật Lý đưa ra cơ bản nằm trong chương trình Vật Lý THCS, ngoài ra cần sử dụng đến kiến thức khoa học các môn học khác cũng nằm trong chương trình THCS như môn toán… và kiến thức đời sống vốn có của học sinh.
IV. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI:
HS lớp 8 và 9.
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
- Chia đội tuyển HSG môn Vật Lý ra làm hai nhóm, một nhóm được vận dụng SKKN (được học thêm kiến thức mở rộng, phát triển nâng cao, được hướng dẫn các dạng bài tập vận dụng, rồi vận dụng làm một số bài tập). Một nhóm không được vận dụng SKKN (không được học thêm kiến thức mở rộng, phát
triển nâng cao, không được hướng dẫn các dạng bài tập vận dụng và vận dụng làm bài tập).
- Kiểm tra, thu kết quả hai nhóm cùng một đề bài kiểm tra.
- So sánh kết quả hai nhóm.
- Nhận xét đánh giá rút ra kinh nghiệm.
- Bổ sung để sửa đổi phương pháp dạy bồi dưỡng HSG để đáp ứng nhiệm vụ dạy học của người giáo viên.
SKKN Vật lí 8, SKKN Vật lí 9, SKKN vật lí THCS, SKKN THCS, Kho SKKN THCS, THCS
SKKN Vật lí 8: Kinh nghiệm từ việc dạy bồi dưỡng học sinh giỏi phần chuyển động cơ học môn Vật lí THCS
Hoặc
XEM ĐIỂM CHUẨN VÀO LỚP 10 CÁC TỈNH
Xem điểm chuẩn lớp 10
Hướng dẫn mua bán BITCOIN => Bấm vào đây
Sách hay bấm vào đây
0 nhận xét Blogger 0 Facebook
Post a Comment
Cám ơn bạn đã phản hồi