XEM THỐNG KÊ ĐIỂM CHUẨN VÀO LỚP 10 CÁC TỈNH
Có những loại “thành tích” được dư luận lên án như một loại bệnh tật cần loại bỏ ngay, nhưng cũng có những thành tích được đề cao, được ủng hộ và người dân mong muốn lan nhanh thành “bệnh” để có thành tích cao hơn nữa.
Đó là cuộc chạy đua để xếp thứ hạng cao về Chỉ số cải cách hành chính – PAR Index, một thành tích được người dân ủng hộ.
Và cũng có những ngành, địa phương tích cực thay đổi, khắc phục sự yếu kém để vươn lên. Với người lãnh đạo có tâm huyết, thành tích không có nghĩa là vị trí cao trong bảng xếp hạng, mà qua đó thấy được mình đã làm được gì cho người dân, cho xã hội, cho đất nước. Hoặc cái gì chưa làm được, chưa làm tốt thì cố gắng làm cho được. Chỉ có những con người vì dân, vì nước thật sự mới lựa chọn cho mình cuộc chạy đua thành tích đầy thử thách này.
Chỉ số cải cách hành chính – PAR Index
Đó là cuộc chạy đua để xếp thứ hạng cao về Chỉ số cải cách hành chính – PAR Index, một thành tích được người dân ủng hộ.
Lâu nay, các bộ ngành, địa phương thường có những báo cáo nghe là buồn ngủ. Những cụm từ “đánh bóng mạ kền” như “đời sốngnhân dân từng bước được nâng cao”, “kinh tế ngày càng phát triển”, “môi trường ngày càngđược cải thiện”, “tệ nạn xã hội từng bước bị đẩy lùi”… Các báo cáo đó không cần chỉnh sửa, tổng kết năm nào cũng đem ra đọc, chỉ thay ngày, tháng, năm là xong.
Nhưng không ai có thể chấp nhận cách nói lấy được, bất chấp thực tế cuộc sống, xa rời hiện thực của không ít cơ quan, đoàn thể. Từng bước là bước gì, cải thiện là cải thiện như thế nào, nâng cao là nâng cao bao nhiêu? Rõ ràng các báo cáo đó chỉ là những câu nói cảm tính, xuê xoa cho qua chuyện, chưa nói đến chuyện mập mờ che giấu sự yếu kém và báo cáo thiếu trung thực về thành tích.
Nền hành chính công còn yếu kém, đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn, hoạt động của doanh nghiệp còn bị nhiều cản trở, vậy thì không thể có các loại báo cáo “làm đẹp” như từng xảy ra, mà phải có một đơn vị đo lường chính xác, phải có một cán cân để định lượng kết quả hoạt động của từng bộ ngành, địa phương.
Cho đến nay, ít nhất Việt Nam có cái cân PAR Index để cân xem ai có thành tích cao hơn ai. Người dân, doanh nghiệp rất cần thành tích này.
Thế nhưng, có không ít người chẳng muốn, bởi vì sẽ lộ ra sự yếu kém mà họ cố tình che giấu cho địa phương, cho ngành và cũng là che giấu cho chính mình. Làm lãnh đạo của một ngành, địa phương, mà năm nào cũng bị xếp vào nhóm đội sổ của bảng xếp hạng thì kỳ cục quá. Thà cứ như trước, nhập nhèm như nhau, chẳng biết ai giỏi, ai dở lại hay. Và kết quả là hòa cả làng.
Và cũng có những ngành, địa phương tích cực thay đổi, khắc phục sự yếu kém để vươn lên. Với người lãnh đạo có tâm huyết, thành tích không có nghĩa là vị trí cao trong bảng xếp hạng, mà qua đó thấy được mình đã làm được gì cho người dân, cho xã hội, cho đất nước. Hoặc cái gì chưa làm được, chưa làm tốt thì cố gắng làm cho được. Chỉ có những con người vì dân, vì nước thật sự mới lựa chọn cho mình cuộc chạy đua thành tích đầy thử thách này.
Hãy cho vào hồ sơ quá khứ những bảng báo cáo thành tích dối trá, thổi phồng mà thay vào đó những chỉ số xếp hạng công khai, minh bạch và trung thực.
Nhưng như thế chưa đủ mà phải cần có những xử lý đi kèm theo với đánh giá xếp hạng. Những bộ ngành, địa phương liên tục đội sổ thì liệu có nên cho các vị lãnh đạo của các bộ ngành và địa phương đó tiếp tục làm lãnh đạo hay không? Có xứng đáng với sự tin cậy để đảm nhiệm chức vụ hay không?… mới là điều quan trọng!
Có một loại thành tích rất mong thành “bệnh”!
XEM ĐIỂM CHUẨN VÀO LỚP 10 CÁC TỈNH
Xem điểm chuẩn lớp 10
Hướng dẫn mua bán BITCOIN => Bấm vào đây
Sách hay bấm vào đây
0 nhận xét Blogger 0 Facebook
Post a Comment
Cám ơn bạn đã phản hồi