-Đối với tôi trong quá trình thiết kế giáo án điện tử để giảng dạy bộ môn địa lí, không thể chỉ bó hẹp chỉ có kênh chữ và hình ảnh mà cần phải có những đoạn phim minh họa là rất cần thiết.
Ở ngoài thực tế hệ thống và mạng lưới băng hình liên quan đến bài học địa lí rất nhiều: (như phim ảnh, phim tư liệu có ở các cửa hàng, trên các kênh truyền hình, trên mạng Internet…). Vì thế giáo viên phải biết sưu tầm, tìm hiểu những băng đĩa có nội dung liên quan và phù hợp với nội dung của bài để ứng dụng minh họa làm sao cho linh động và lôi cuốn được học sinh, phát huy được tư duy sáng tạo của học sinh để dễ dàng lĩnh hội được kiến thức tốt nhất trong bài học.
-Hiện nay đã xuất hiện nhiều phần mềm ứng dụng cho dạy học địa lí rất có giá trị nhưng mức độ khai thác và sử dụng các phần mềm này còn hạn chế trong đội ngũ giáo viên ở các trường trung học phổ thông.
-Để giúp cho một số giáo viên có “những đoạn phim, hình ảnh minh họa đã được xử lí phù hợp với nội dung và thời gian của bài trong một tiết học” thì chúng ta có thể sử dụng nhiều phần mềm và có rất nhiều cách, biện pháp khác nhau. Ví dụ như: Window Movie Maker (Xử lí và thiết kế phim ảnh), Total Video Converter (Chuyển đổi định dạng phim ảnh), SnagIt( Chụp và quay phim ảnh động), Macromedia Flash ( xử lí và thiết kế ảnh động), Photoshop (Chỉnh sửa và trình chiếu ảnh), Video Magic (Cắt và ghép phim), SwiffPointPlayer 2.0 (Đưa flash vào powper point) vv…
*Với tất cả các lí do trên, qua thực tế bản thân tôi đã có một số kinh nghiệm trong việc sử dụng một số phần mềm nhằm khai thác và sử lí tốt hơn các loại phim ảnh minh họa cho bài học địa lí. Vì vậy tôi xin lựa chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm với chủ đề:
SKKN Địa lí 10: “kinh nghiệm sử dụng phần mềm window movie maker và total video converter để thiết kế và xử lí phim ảnh minh họa cho giáo án điện tử môn địa lí”
Xem điểm chuẩn lớp 10
Hướng dẫn mua bán BITCOIN => Bấm vào đây
Sách hay bấm vào đây
0 nhận xét Blogger 0 Facebook
Post a Comment
Cám ơn bạn đã phản hồi