XEM THỐNG KÊ ĐIỂM CHUẨN VÀO LỚP 10 CÁC TỈNH

Trong chương trình giáo dục mầm non, âm nhạc là lĩnh vực nghệ thuật hết sức gần gũi với trẻ, là hoạt động được trẻ yêu thích, kích thích trẻ tham gia hoạt động, là nguồn cảm hứng mạnh mẽ để trẻ cảm thụ nghệ thuật và nó là phương tiện thiết thực cho các hoạt động giáo dục ở trường mầm non




Giáo dục âm nhạc cho độ tuổi mầm non đem nghệ thuật đến với trẻ thơ giúp trẻ cảm thụ nghệ thuật qua tác phẩm âm nhạc. Ngoài hoạt động ca hát thì vận động theo nhạc là hoạt động phối hợp giữa âm nhạc và vỗ đệm hay động tác múa theo nhịp điệu của ca khúc, tạo cho trẻ có cảm nhận về nhịp điệu, từ đó góp phần tích cực cho sự phát triển tình cảm, thẩm mỹ, trí tuệ và thể chất. Đặc biệt trẻ được sử dụng dụng cụ âm nhạc hoặc được mặc trang phục để biểu diễn phù hợp với nội dung bài hát theo chủ đề sẽ làm phong phú thêm đời sống của trẻ. Bên cạnh đó giáo dục tình cảm đạo đức góp phần vào việc hình thành nhân cách trẻ thơ

Đối với trẻ 5- 6 tuổi là giai đoạn phát triển cao về nhận thức, về khả năng cảm thụ âm nhạc, chính vì vậy sự cảm thụ về nhịp điệu, tiết tấu trong âm nhạc đã được thành thục hơn. Dụng cụ gõ, lắc là những đồ dùng tạo ra âm thanh mang tính lặp đi lặp lại một cách đều đặn. Mặt khác nó giúp trẻ được tiếp xúc với nhiều màu sắc, âm thanh khác nhau của thế giới tự nhiên nhằm làm tăng vốn kiến thức về xã hội cho trẻ

Chính vì thế để làm tăng hứng thú và chất lượng trong hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ thì việc sử dụng các dụng cụ âm nhạc là rất quan trọng và cần thiết.

Qua thực tế ở trường tôi, tôi nhận thấy: đa số giáo viên đều sử dụng đồ dùng, dụng cụ tự tạo trong các hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ, tuy nhiên những loại đồ dùng, dụng cụ tự tạo đó còn chưa mang tính thẩm mỹ cao, hơn nữa hay sử dụng lặp đi lặp lại nhiều lần mà ít khi thay đổi chủng loại, kiểu dáng làm cho trẻ nhanh chán, giảm hứng thú trong các giờ học

Giải pháp của tôi là thiết kế, đổi mới các loại đồ dùng dụng cụ âm nhạc tự tạo cho trẻ, đảm bảo tính thẩm mỹ, tính giáo dục, an toàn cho trẻ khi sử dụng giúp trẻ phát triển tai nghe, khả năng cảm thụ âm thanh nhằm gây hứng thú cho trẻ trong các giờ hoạt động âm nhạc, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ.

Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm đối tượng lớp 5 tuổi A1 trường mầm non xxx . Lớp nghiên cứu thực hiện giải pháp thay thế khi dạy trẻ với các bài dạy.

Dạy kỹ năng vận động bài hát: “Bụng hoa mừng cụ” thuộc chủ đề Cụ giỏo.

Rèn kỹ năng vận động bài hát: “Ngày mùa vui” thuộc chủ đề Nghề nụng

Dạy kỹ năngvận động bài hát: Chúc xuân, Chủ đề Tết nguyên đán.

Tụi trực tiếp chia lớp mỡnh thành 2 nhúm, nhúm1là nhúm thực nghiệm và nhúm 2 là nhúm đối chứng, có số lượng học sinh nam, nữ và khả năng nhận thức của 2 nhóm đều tương đương nhau.



Đề tài NCKHSPUD mầm non:nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi thông qua việc thiết kế và sử dụng dụng cụ âm nhạc sáng tạo
XEM ĐIỂM CHUẨN VÀO LỚP 10 CÁC TỈNH

Xem điểm chuẩn lớp 10
Hướng dẫn mua bán BITCOIN => Bấm vào đây




Sách hay bấm vào đây

0 nhận xét Blogger 0 Facebook

Post a Comment

Cám ơn bạn đã phản hồi


Subscribe to: Posts (Atom)


 
Sang kien kinh nghiem HAY - NCKHSPUD HAY ©Email: tailieuchogiaovien@gmail.com. All Rights Reserved. Powered by >How to best
Link:Bantintuvan|tailieusupham|khoahocsupham|Soidiemchontruong|inluon|Tài liệu|Xuất ngoại Nhật|Travel-Du lịch|Tử vi|Science
Top