TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Trong những năm học vừa qua, ngành học mầm non đã thực sự khởi sắc và đã đạt được không ít những thành công thể hiện ở việc đổi mới chương trình chăm sóc giáo dục trẻ, nhằm hướng tới sự phát triển toàn diện cho trẻ đó là: Phát triển thể chất, phát triển ngôn ngữ, phát triển nhận thức, phát triển thẩm mỹ, phát triển tình cảm quan hệ xã hội. Đó cũng chính là mong ước của Bác Hồ đối với thế hệ măng non của tương lai đất nước.
Bác từng nói:
“Trẻ thơ như búp trên cành
Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan”
Bác đặt “ăn ngủ” với “ học hành” ở hai vế của một câu thơ, điều đó đã minh chứng cho tầm quan trọng của giáo dục thể chất so với các lĩnh vực giáo dục khác cho trẻ mầm non, là yếu tố không thể thiếu của sự phát triển toàn diện cho trẻ.
Mục tiêu của giáo dục thể chất là phát triển tất cả các khả năng của trẻ, hình thành cho trẻ những cơ sở ban đầu của nhân cách con người. Một mặt đáp ứng nhu cầu phát triển tổng thể, hài hoà các mặt xã hội, song giáo dục phát triển thể chất là một trong những nội dung giáo dục phát toàn diện cho trẻ trong chương trình giáo dục mầm non. Các bài tập vận động có ý nghĩa to lớn trong việc rèn luyện thể lực, đa số những cử động của con người không phải bẩm sinh, mà hình thành và phát triển trong quá trình sống và trải nghiệm của mỗi cá nhân.Vì vậy trong chăm sóc và giáo dục thể chất cho trẻ là một nhiệm vụ quan trọng cần thiết, và tổ chức các hoạt động phát triển vận động một cách hợp lí và phù hợp với độ tuổi có hệ thống sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện.
Sau 5 năm (từ năm 2008-2013) được Sở giáo dục – Phòng giáo dục và đào tạo chỉ đạo thực hiện chuyên đề “Xây dựng môi trường hoạt động giáo dục thể chất”. Đó cũng là một thuận lợi cho tôi trong quá trình thực hiện chương trình đổi mới giáo dục nói chung, và trong lĩnh vực phát triển thể chất nói riêng.
NCKHSPUD mầm non in luôn: “sử dụng các thiết bị dụng cụ thể dục, áp dụng công nghệ thông tin làm tăng hiệu quả giờ học phát triển thể chất cho trẻ 5-6 tuổi”
Xem điểm chuẩn lớp 10
Hướng dẫn mua bán BITCOIN => Bấm vào đây
Sách hay bấm vào đây
0 nhận xét Blogger 0 Facebook
Post a Comment
Cám ơn bạn đã phản hồi