XEM THỐNG KÊ ĐIỂM CHUẨN VÀO LỚP 10 CÁC TỈNH

I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI


Hiện nay, đổi mới phương pháp theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, giúp học sinh học tập một cách tích cực, chủ động, tự giác mà  mang lại hiệu quả cao đang là một yêu cầu cấp thiết đối với ngành giáo dục. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới phương pháp dạy và học là chuyển từ phương pháp truyền thụ sang phương pháp tích cực hoá hoạt động của người học. Trong đó thầy (cô) đóng vai trò người tổ chức hoạt động của học sinh; mỗi học sinh đều được hoạt động, mỗi học sinh đều được bộc lộ mình và được phát triển. Trường Tiểu học Nguyễn Tri Phươngcũng như các trường học khác cần quan tâm đến vấn đề đổi mới phương pháp dạy học vào dạy học tất cả các bộ môn trong đó có phân môn Tập làm văn



Phân môn TLV là một phân môn có tính tổng hợp, đòi hỏi HS phải bộc lộ cả năng lực tiếng Việt lẫn khả năng cảm thụ, thái độ, cảm xúc của mình. Vì thế, đối với phân môn TLV, yêu cầu phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo được đặt lên hàng đầu. Trong dạy học văn miêu tả cũng vậy, chỉ khi chúng ta coi trọng óc sáng tạo, cá tính, suy nghĩ riêng của HS thì các em mới tạo ra những sản phẩm chân thực, thể hiện đúng nhận thức và tình cảm của mình. Để tạo điều kiện cho HS chủ động, sáng tạo, bộc lộ mình trong giờ học văn miêu tả, GV cần phải đưa HS vào hoạt động. Hoạt động đặc thù của HS khi học Tiếng Việt là hoạt động giao tiếp cùng với các hoạt động phân tích, tổng hợp, thực hành lí thuyết như ở các môn học khác.


Trong văn miêu tả nói chung và văn tả cảnh ở lớp 5 nói riêng rất cần sự quan sát thực tế của các em để bài viết chân thực, sống động, sáng tạo . Để hỗ trợ việc dạy học các nội dung này, SGK cũng có hình ảnh minh họa. Trong bộ đồ dùng dạy  học Tiếng Việt 5 cũng có những bức tranh minh hoạ. Nhiều giáo viên tâm huyết cũng đã sưu tầm và sử dụng thêm các bức tranh khác. Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát, kèm theo lời mô tả, giải thích, với mục đích giúp cho học sinh hiểu bài hơn. Tuy nhiên, khi dạy về quan sát cảnh vật, người  GV chỉ dùng lời nói và các hình ảnh tĩnh để minh họa thì học sinh vẫn rất khó hình dung, khó tái tạo lại cảnh vật, việc tiếp thu bài của các em vẫn hạn chế. Nhiều học sinh rất khó có thể dùng lời của mình để miêu tả lại hình dáng, màu sắc của cảnh và nhất là các hoạt động của người và vật trong cảnh đó. Hơn thế nữa việc sưu tầm các bức tranh cũng không được phong phú và đa dạng.


Giải pháp của tôi là cho HS được quan sát thực tế một số cảnh vật gần gũi có thể được khi dạy một số bài văn thuộc thể loại văn tả cảnh để thay thế cho việc sử dụng các tranh ảnh tĩnh đó.


Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương Lớp 5A1 là lớp thực nghiệm và lớp 5A2 là lớp đối chứng. Lớp thực nghiệm được thực hiện giải pháp thay thế khi dạy các bài văn tả cảnh tuần 4 và tuần 6. Kết quả cho thấy tác động đã có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả học tập của học sinh: lớp thực nghiệm đã đạt kết quả học tập cao hơn so với lớp đối chứng. Điểm bài kiểm tra đầu ra của lớp thực nghiệm có giá trị trung bình là 7,85; điểm bài kiểm tra đầu ra của lớp đối chứng là 6,65. Kết quả kiểm chứng t-test cho thấy p =0,0003 < 0,05 có nghĩa là có sự khác biệt lớn giữa điểm trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Điều đó chứng minh rằng cho HS quan sát thực tế trong dạy học giúp HS hứng thú và làm nâng cao kết quả học tập các bài học về văn tả cảnh ở trường.


 



Đề tài NCKHSPUD mônTiếng Việt lớp 5: Dạy môn tập làm văn lớp 5 theo hướng đổi mới phương pháp dạy học
XEM ĐIỂM CHUẨN VÀO LỚP 10 CÁC TỈNH

Xem điểm chuẩn lớp 10
Hướng dẫn mua bán BITCOIN => Bấm vào đây




Sách hay bấm vào đây

0 nhận xét Blogger 0 Facebook

Post a Comment

Cám ơn bạn đã phản hồi


Subscribe to: Posts (Atom)


 
Sang kien kinh nghiem HAY - NCKHSPUD HAY ©Email: tailieuchogiaovien@gmail.com. All Rights Reserved. Powered by >How to best
Link:Bantintuvan|tailieusupham|khoahocsupham|Soidiemchontruong|inluon|Tài liệu|Xuất ngoại Nhật|Travel-Du lịch|Tử vi|Science
Top