NÂNG CAO HIỆU QUẢ RÈN ĐỌC DIỄN CẢM TRONG PHÂN MÔN TẬP ĐỌC LỚP 5
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận:
Tập đọc với tư cách phân môn thuộc bộ môn Tiếng Việt ở bậc tiểu học. Tập đọc giữ một vai trò cực kì quan trọng, giúp học sinh rèn luyện các kỹ năng đọc (đọc đúng và đặc biệt là đọc diễn cảm, một yêu cầu không thể thiếu ở một tiết Tập đọc lớp 5). Đọc là một hình thức tiếp cận và chiếm lĩnh tác phẩm. Đọc để giải mã các tín hiệu ngôn ngữ, để cảm nhận và hiểu tác phẩm, hay nói một cách khác đọc để tiếp cận thế giới nghệ thuật mà nhà văn đã xây dựng nên.
Đọc diễn cảm một văn bản (bài văn, đoạn văn, bài thơ, đoạn thơ) được thể hiện dưới nhiều hình thức, cảm xúc khi đọc (giọng vui, buồn hoặc bình thường…); ngắt nhịp thơ, nghỉ hơi; nhấn giọng hoặc kéo dài, lên cao giọng hay xuống thấp giọng… Tất cả điều đó đều nhằm mục tiêu của việc rèn đọc là: đọc thông tiếng Việt để từ đó giúp học sinh hiểu hết cái hay, cái đẹp, sự trong sáng của tiếng Việt và yêu tiếng Việt.
2. Cơ sở thực tiễn:
Trong một giờ Tập đọc lớp 5, phần hướng dẫn đọc bao giờ cũng bao gồm hai bước: đọc đúng và đọc diễn cảm. Nội dung đọc đúng thường chú ý vào việc đọc chính xác một số từ cụ thể và nội dung đọc diễn cảm thường có những yêu cầu tỉ mỉ về giọng đọc, cách ngắt nhịp, tiết tấu… Điều đó có tác dụng thiết thực đối với học sinh, đồng thời phù hợp với đặc trưng tiếp nhận giá trị văn chương.
Song trên thực tế, học sinh tiểu học đọc chưa tốt, đặc biệt là đọc diễn cảm. Học sinh thường mắc lỗi ngắt giọng ở những câu văn dài có cấu gtrúc ngữ pháp phức tạp, các em ngắt giọng để lấy hơi một cách tuỳ tiện.
Còn đối với các bài thơ, học sinh mắc lỗi ngắt nhịp do không xét đến nghĩa mà chỉ đọc theo áp lực nhạc bài thơ.
Trong sách giáo khoa, phần hướng dẫn đọc diễn cảm chỉ mới đưa ra những chỉ dẫn chung chung về giọng đọc như “Bài thơ đọc với giọng thiết tha, sôi nổi”…. còn những chỉ dẫn có tính chất định lượng về mối tương quan giữa cao độ trường độ, chỗ ngắt của đoạn bài thì hầu như chưa được xác định vì vậy việc dạy học đọc diễn cảm còn mang tính chất chủ quan, cảm tính.
Một lí do nữa khiến cho phần luyện đọc trong các tiết tập đọc hiệu quả chưa cao là do giáo viên chưa đầu tư nghiên cứu bài soạn “phần hướng dẫn đọc” một cách kỹ lưỡng. Xuất phát từ những nhận thức trên, để nâng cao hiệu quả trong quá trình rèn đọc cho học sinh tôi đã nghiên cứu và mạnh dạn đưa ra sáng kiến này mong được sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp.
Đề tài NCKHSPUD mônTiếng Việt lớp 5: Hướng dẫn học sinh đọc đúng và đọc diễn cảm ở một tiết Tập đọc lớp 5
Xem điểm chuẩn lớp 10
Hướng dẫn mua bán BITCOIN => Bấm vào đây
Sách hay bấm vào đây
0 nhận xét Blogger 0 Facebook
Post a Comment
Cám ơn bạn đã phản hồi