XEM THỐNG KÊ ĐIỂM CHUẨN VÀO LỚP 10 CÁC TỈNH

TÓM TẮT ĐỀ TÀI


          Bậc Tiểu học là bậc học có vị trí quan trọng trong việc đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh. Trong đó, môn Toán là “ chìa khóa” mở cửa cho tất cả các môn học khác, nó là công cụ cần thiết của người lao động trong thời đại mới. Vì vậy, môn toán là bộ môn không thể thiếu trong nhà trường, nó giúp con người phát triển toàn diện, nó góp phần giáo dục tình cảm, trách nhiệm, niềm tin và sự phồn vinh của quê hương đất nước. Mặt khác, môn toán còn hình thành và phát triển năng lực trừu tượng hóa, khái quát hóa, kích thích trí tưởng tượng, phát triển hợp lý khả năng suy luận và biết diễn đạt đúng bằng lời các suy luận đơn giản, góp phần rèn luyện phương pháp học tập và làm việc khoa học, linh hoạt, sáng tạo, nhằm phát triển các năng lực nhận thức và ứng dụng trong đời sống hàng ngày cho học sinh.



Trong dạy – học Toán ở Tiểu học, giải toán có lời văn chiếm một vị trí quan trọng. Trong giải toán, học sinh phải tư duy một cách tích cực và linh hoạt, huy động tích cực các kiến thức và khả năng đã có vào các tình huống khác nhau, trong nhiều trường hợp phải biết phát hiện nhưng dữ kiện hay điều kiện chưa được nêu ra một cách tường minh và trong trường hợp nào đó, phải biết suy nghĩ năng động, sáng tạo. Giải toán còn là thước đo việc nắm lí thuyết, trình độ tư duy, tính linh hoạt sáng tạo của người học toán. Qua đó, học sinh được làm quen với cách đặt vấn đề, biết cách trình bày lời giải rõ ràng, chính xác và logic.Vì vậy có thể coi giải toán có lời văn là một trong những biểu hiện năng động nhất của hoạt động trí tuệ của học sinh.


Để việc dạy – học giải toán có lời văn đạt kết quả cao, trước hết giáo viên (GV) phải nắm chắc mục tiêu, nội dung, những khả năng có thể khai thác trong từng bài. Điều quan trọng là GV phải xây dựng những phương pháp dạy và học giúp học sinh ( HS) có hứng thú giải bài toán có lời văn và phát triển năng lực tự phân tích đề và nhận diện được dạng toán. Sau khi hướng dẫn học sinh nắm được kiến thức cơ bản và giải thành thạo các bài toán ở sách giáo khoa, GV cần phải mở rộng, nâng cao hơn đối với những HS học giỏi, HS có năng khiếu về môn toán để tránh sự nhàm chán và kích thích tính ham học, ham hiểu biết của các em.


Dạy học giải toán có lời văn ở bậc Tiểu học nhằm mục đích chủ yếu sau:


- Giúp HS luyện tập, củng cố, vận dụng các kiến thức và thao tác thực hành đã học, rèn luyện kỹ năng tính toán bước tập dượt vận dụng kiến thức và rèn luyện kỹ  năng  thực hành vào thực tiễn.


- Giúp HS phát triển năng lực tư duy, rèn luyện phương pháp và kỹ năng suy luận, khêu gợi và tập dượt khả năng quan sát, phỏng đoán, tìm tòi.


- Rèn luyện cho HS những đặc tính và phong cách làm việc của người lao động: cẩn


thận, chu đáo, cụ thể, sáng tạo,….


Đối với HS lớp 4, kiến thức toán không còn mới lạ, khả năng nhận thức của các em đã được hình thành và phát triển ở các lớp trước, tư duy đã bắt đầu có chiều hướng bền vững và đang ở giai đoạn phát triển. Vốn sống, vốn hiểu biết thực tế đã bước đầu có những hiểu biết nhất định. Tuy nhiên trình độ nhận thức của HS không đồng đều, yêu cầu đặt ra khi giải các bài toán có lời văn cao hơn những lớp trước, các em phải đọc nhiều, viết nhiều, bài làm phải trả lời chính xác với phép tính, với các yêu cầu bài toán đưa ra, nên thường vướng mắc về vấn đề trình bày bài giải: sai sót do viết không đúng chính tả hoặc viết thiếu, viết thừa từ. Một sai sót đáng kể khác là HS thường không chú ý phân tích theo các dữ kiện của bài toán nên thường lúng túng khi xác định dạng toán, phân tích bài toán cũng như vận dụng phương pháp giải, từ đó dẫn đến những sai lầm đáng tiếc: lựa chọn sai phép tính, sai câu trả lời.


Với những lí do đó, HS Tiểu học nói chung và HS lớp 4 nói riêng, việc học toán và giải toán có lời văn là rất quan trọng và rất cần thiết. Để thực hiện tốt mục tiêu đó, GV cần nghiên cứu, tìm biện pháp giảng dạy thích hợp, giúp các em giải toán một cách vững vàng, hiểu sâu được bản chất của vấn đề cần tìm, mặt khác giúp các em có phương pháp suy luận toán logic thông qua cách trình bày, lời giải đúng, ngắn gọn, sáng tạo trong cách thực hiện. Từ đó, các em hứng thú, say mê học toán. Từ những căn cứ đó tôi đã chọn đề tài  “ Một số giải pháp nâng cao chất lượng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 4


Đề tài nghiên cứu được tiến hành trên hai lớp tương đương là lớp 4A2 và lớp 4A3 Trường Tiểu học XXX. Lớp 4A2 là lớp thực nghiệm, lớp 4A3 là lớp đối chứng. Lớp thực nghiệm được thực hiện giải pháp thay thế khi dạy các bài toán có lời văn thuộc chương trình toán học lớp 4. Kết quả cho thấy tác động đã có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả học tập của học sinh: lớp thực nghiệm có kết quả cao hơn lớp đối chứng, điểm trung bình bài kiểm tra của lớp thực nghiệm là 8,0 còn kết quả của lớp đối chứng là 7,1. Kết quả kiểm tra t-test cho thấy p < 0,05 có nghĩa là có sự khác biệt lớn giữa bài kiểm tra của lớp thực nghiệm và đối chứng. Điều đó chứng tỏ rằng việc rèn năng lực tự phân tích đề và nhận diện được dạng toán trong quá trình dạy học giải toán có lời văn sẽ làm tăng kết quả học tập môn Toán cho học sinh lớp 4 A2 Trường Tiểu học XXX.


 


II. GIỚI THIỆU


Trong môn Toán phổ thông toán có lời văn có vị trí rất quan trọng. Học sinh Tiểu học làm quen với Toán có lời văn ngay từ lớp 1 và học liên tục đến lớp 5. Dạng toán có lời văn ở tiểu học được xem như  một cầu nối kiến thức toán học trong nhà trường và ứng dụng của toán học trong đời sống thực tế, đời sống xã hội. Do vậy, dạy giải toán có lời văn ở Tiểu học là sự vận dụng một cách tổng hợp ngày càng cao các tri thức, kỹ năng Toán học với kiến thức được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống.


Qua giải toán có lời văn học sinh rèn kỹ năng tính thành thạo với 4 phép tính, rèn tư duy lô – gíc, óc suy luận khả năng phân tích, so sánh tổng hợp và khả năng trình bày khoa học.Việc giải toán góp phần quan trọng vào việc rèn luyện cho học sinh năng lực tư duy và những đức tính tốt của con người lao động mới. Khi giải một bài toán, tư duy của học sinh phải hoạt động một cách tích cực vì các em cần phân biệt cái gì đã cho và cái gì cần tìm, thiết lập các mối liên hệ giữa các dữ kiện giữa cái đã cho và cái phải tìm; suy luận, nêu nên những phán đoán, rút ra những kết luận, thực hiện những phép tính cần thiết để giải quyết vấn đề đặt ra…Hoạt động trí tuệ có trong việc giải toán góp phần giáo dục cho các em ý chí vượt khó khăn, đức tính cẩn thận, chu đáo làm việc có kế hoạch, thói quen xem xét có căn cứ, thói quen tự kiểm tra kết quả công việc mình làm, phát huy tính độc lập suy nghĩ, óc sáng tạo,…. Vì vậy, học sinh có làm tốt được các bài toán có lời văn thì mới được đánh giá là học sinh giỏi toàn diện về môn Toán.


Hiện nay, việc dạy và giải toán ở trường tiểu học có một số điểm chưa hoàn chỉnh, chưa đáp ứng được nhu cầu đổi mới ngày càng cao của xã hội; học sinh chưa có kỹ năng giải toán có lời văn. Qua việc dự giờ thăm lớp, khảo sát trước tác động, chúng tôi chỉ thấy giáo viên hình như chỉ giúp xây dựng giải một bài toán giải để ra kết quả, hoặc xây dựng công thức là chính chứ thực tế chưa khơi gợi lên việc đam mê học toán thông qua dẫn dắt học sinh có lối tư duy biết phân tích nội dung đề và nhận diện dạng toán ( hầu như là giáo viên làm giúp các em vấn đề này) nên chất lượng giải toán có lời văn là chưa cao. Thực trạng trên đã dẫn tới việc học sinh không ham thích học giải toán có lời văn và thường mắc lỗi khi làm bài như sau:


- Học sinh không biết phân tích bài toán và nhận diện dạng toán.



NCKHSPUD lớp 4: Một số giải pháp nâng cao chất lượng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 4
XEM ĐIỂM CHUẨN VÀO LỚP 10 CÁC TỈNH

Xem điểm chuẩn lớp 10
Hướng dẫn mua bán BITCOIN => Bấm vào đây




Sách hay bấm vào đây

0 nhận xét Blogger 0 Facebook

Post a Comment

Cám ơn bạn đã phản hồi


Subscribe to: Posts (Atom)


 
Sang kien kinh nghiem HAY - NCKHSPUD HAY ©Email: tailieuchogiaovien@gmail.com. All Rights Reserved. Powered by >How to best
Link:Bantintuvan|tailieusupham|khoahocsupham|Soidiemchontruong|inluon|Tài liệu|Xuất ngoại Nhật|Travel-Du lịch|Tử vi|Science
Top