I.TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh phải thông qua các hoạt động. Với bộ môn Âm nhạc, một môn học lấy hoạt động thực hành là chủ yếu thì quá trình dạy học là một chuỗi hoạt động liên tục. Ở Tiểu học, không có nội dung dạy học âm nhạc qua lý thuyết( nhạc lý). Học hát chính là học Âm nhạc (nhạc có lời). Âm nhạc luôn vang lên qua tiếng hát, tiếng đàn. Tác động của âm nhạc để góp phần giáo dục phải là âm thanh qua giai điệu, tiết tấu cụ thể mà không thể là là những kí hiệu ghi chép âm nhạc chỉ được thể hiện trên giấy.
Có hai yếu tố để phát huy năng lực sáng tạo của học sinh, đó là thông qua cách tổ chức dạy học của giáo viên ,và hoạt động học tập của học sinh .Hai yếu tố này phải được phối hợp thật gắn bó và nhuần nhuyễn thì tiết học mới thu được kết quả tốt.
*Yếu tố thứ nhất: Tổ chức dạy học của giáo viên
Muốn thiết kế tiết học Âm nhạc độc đáo và sáng tạo, nhất thiết giáo viên phải tìm tòi và thể hiện sự sáng tạo của mình trong các hoạt động dạy học
*Yếu tố thứ hai: Hoạt động học tập của học sinh
Để phát huy năng lực sáng tạo của học sinh, giáo viên cần tổ chức cho các em được đặt câu hỏi, trả lời, viết bài, vẽ tranh, làm bài tập, thảo luận, thực hành, hoạt động, trò chơi,… qua đó hình thành nhiều ý tưởng và hoạt động mới mẻ. Đương nhiên, mọi hoạt động học tập của học sinh đều do giáo viên tổ chức, yêu cầu hoặc hướng dẫn thực hiện. Với môn Âm nhạc, các hoạt động sau sẽ giúp các em từng bước phát triển năng lực sáng tạo.
Nghiên cứu được trên 2 lớp cùng khối 5: Đối tượng là học sinh lớp 5B và lớp 5C. lớp thực nghiệm là lớp 5B, lớp đối chứng là lớp 5C. Lớp thực nghiệm là lớp 5B, lớp đối chứng là lớp 5C. Lớp thực nghiệm được thực hiện giải pháp thay thế theo hai yếu tố là:Tổ chức dạy học của giáo viên và hoạt động học tập của học sinh. Kết quả cho thấy tác động có ảnh hưởng rõ rệt đối với kết quả học tập của học sinh: lớp thực nghiệm đã đạt kết quả học tập cao hơn so với lớp đối chứng… Lớp thực nghiệm học tập chủ dộng, tích cực, sôi nổi, hào hứng, mạnh dạn, tự tin hơn. Điểm kiểm tra đầu ra của lớp thực nghiệm có giá trị trung bình là 8,18; điểm kiểm tra đầu ra của lớp đối chứng có giá trị trung bình là 7,39. Kết quả kiểm chứng T-Tét cho thấy p<0,05 có nghĩa là có sự khác biệt về điểm trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng( xin được minh chứng bằng bảng điểm ở phần đo lường).
Qua kết quả trên cho thấy giải pháp “ Đổi mới phương pháp thiết kế hoạt động dạy – Học âm nhạc tiểu học” tác động nâng cao kết quả học tập môn âm nhạc cho học sinh lớp 5 nói riêng, học sinh trường tiểu học Xxxnói chung.
II:GIỚI THIỆU
chúng ta đã biết, phương pháp dạy học Âm nhạc được biểu hiện rất phong phú và đa dạng, vì nó chịu tác động bởi nhiều yếu tố. Trong khi đó, bộ sách Âm nhạc ở tiểu học lại có sự chỉnh đổi nhiều lần từ tên gọi là môn Hát đến Hát nhạc. Đến năm 2001, Bộ GD&ĐT ban hành chương trình tiểu học theo Quyết định số 43/2001/QĐ-Bộ GD&ĐT ngày 09/11/2001 trong mục “ Kế hoạch giáo dục” có ghi: Nghệ thuật là môn học ở các lớp 1, 2, 3. Âm nhạc là môn học ở lớp 4, 5, theo đó có chương trình cho môn nghệ thuật lớp 1, 2, 3 gồm 3 phần Âm nhạc, Mỹ thuật, Thủ công. Đến lớp 4, 5 Âm nhạc, Mỹ thuật, Thủ công được tách thành từng môn học riêng. Thủ công thay bằng môn Kỹ thuật, còn Âm nhạc mỹ thuật vẫn giữ nguyên tên gọi, ở các lớp 1,2,3 học sinh học âm nhạc trong môn Nghệ thuật, việc học âm nhạc ở các lớp đó chủ yếu là học các bài hát kết hợp với một số hoạt động. Qua học hát học sinh được rèn luyện về tai nghe, trí nhớ âm nhạc, phát triển nhạc cảm và làm quen với việc thể hiện chính xác về cao độ và trường độ của âm thanh trên cơ sở giai điệu bài hát. Cuối lớp 3, học sinh được tiếp cận bước đầu với một vài kí hiệu ghi chép nhạc. Đến lớp 4,5 âm nhạc được tách riêng thành một môn học, có sách giáo khoa cho học sinh và sách hướng dẫn cho giáo viên. Trong chương trình tiểu học, mục tiêu của môn Âm nhạc là: “hình thành cho học sinh trình độ văn hoá âm nhạc tối thiểu cho học sinh”.Bước đầu giúp các em làm quen với một số kỹ năng đơn giản về ca hát và tập thói quen hát đúng. Tạo cho học sinh hứng thú, niềm vui khi học hát, nghe nhạc giáo dục năng lực cảm thụ âm nhạc. Kích thích tiềm năng nghệ thuật, làm cho đời sống tinh thần của trẻ thêm phong phú, góp phần giáo dục tính tập thể, tính kỹ luật, tính chính xác, khoa học; phát triển trí tuệ, bồi dưỡng tình cảm trong sáng lành mạnh, hướng tới cái tốt, cái đẹp. Góp phần làm thư giản đầu óc trẻ em,làm cân bằng các nội dung học tập khác ở tiểu học. Thế nhưng đối với những vùng miền xa xôi, khó khăn về cơ sở vật chất, thiếu đội ngũ giáo viên chuyên trách, đôi khi học sinh phải học lớp ghép, trình độ tiếp thu của học sinh hạn chế. Cơ sở vật chất khó khăn việc mua sắm trang thiết bị cho hoạt động dạy và học con thiếu thốn. Vì thế giáo viên cần có sự điều chỉnh về nội dung cũng như phương pháp sao cho phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương.
Đề tài NCKHSPUD âm nhạc, mĩ thuật: Đổi mới phương pháp thiết kế hoạt động dạy – học âm nhạc tiểu học
Xem điểm chuẩn lớp 10
Hướng dẫn mua bán BITCOIN => Bấm vào đây
Sách hay bấm vào đây
0 nhận xét Blogger 0 Facebook
Post a Comment
Cám ơn bạn đã phản hồi