TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Khoa học là một môn học cung cấp cho học sinh những hiểu biết cơ bản ban đầu về các sự vật, sự kiện, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội với mối quan hệ trong đời sống thực tế của con người. Đồng thời, nó góp phần bồi dưỡng phẩm chất, nhân cách toàn diện của con người. Để thực hiện tốt mục tiêu đổi mới của môn Khoa học, giáo viên phải thực hiện đổi mới các phương pháp dạy học sao cho học sinh là người chủ động, nắm bắt kiến thức của môn học một cách tích cực, sáng tạo góp phần hình thành nhu cầu tự học, tự phát hiện, tự giải quyết các tình huống có vấn đề đặt ra trong bài học từ đó chiếm lĩnh tri thức.
Bàn tay nặn bột” (tiếng Pháp: “La main à la pâte” ; tiếng Anh: Hands on) là một phương pháp dạy học tích cực dựa trên thí nghiệm nghiên cứu, áp dụng cho việc giảng dạy các môn khoa học tự nhiên. Bàn tay nặn bột là một chương trình giáo dục tiên tiến, giúp đổi mới giáo dục khoa học chuyên sâu tại trường học ở Pháp. Được thành lập năm 1996 bởi giáo sư Georges Charpak, đạt giải Nobel vật lí năm 1992, Lena – nhà thiên văn học và Pierre Yves Quéré – nhà vật lí với sự hỗ trợ của Viện Hàn lâm Khoa học, bàn tay nặn bột dựa trên một phương pháp tiếp cận mới đối với khoa học trong giảng dạy ở trường tiểu học và mẫu giáo.
“Bàn tay nặn bột” (BTNB) chú trọng đến việc hình thành kiến thức cho học sinh bằng các thí nghiệm tìm tòi nghiên cứu để chính các em tìm ra câu trả lời cho các vấn đề được đặt ra trong cuộc sống thông qua tiến hành thí nghiệm, quan sát, nghiên cứu tài liệu hay điều tra…
Với một vấn đề khoa học đặt ra, học sinh có thể đặt ra các câu hỏi, các giả thuyết từ những hiểu biết ban đầu, tiến hành các thí nghiệm nghiên cứu để kiểm chứng và đưa ra những kết luận phù hợp thông qua thảo luận, so sánh, phân tích, tổng hợp kiến thức.
Cũng như các phương pháp dạy học tích cực khác, BTNB luôn coi học sinh là trung tâm của quá trình nhận thức, chính các em là người tìm ra câu trả lời và
lĩnh hội kiến thức dưới sự giúp đỡ của giáo viên.
Mục tiêu của BTNB là tạo nên tính tò mò, ham muốn khám phá, yêu và say mê khoa học của học sinh. Ngoài việc chú trọng đến kiến thức khoa học, BTNB còn chú ý nhiều đến việc rèn luyện kỹ năng diễn đạt thông qua ngôn ngữ nói và viết cho học sinh.
Như chúng ta đã biết, phương pháp “Bàn tay nặn bột” là một phương pháp mới nhưng nó thật sự là một phương pháp hay. “Bàn tay nặn bột” chú trọng đến việc hình thành kiến thức cho HS bằng các thí nghiệm, tìm tòi, nghiên cứu để chính các em tìm ra câu trả lời cho các vấn đề được đặt ra trong cuộc sống thông qua tiến hành thí nghiệm, quan sát, nghiên cứu tài liệu hay điều tra…Với một vấn đề khoa học đặt ra, HS có thể đặt ra các câu hỏi, các giả thuyết từ những hiểu biết ban đầu, tiến hành các thí nghiệm nghiên cứu để kiểm chứng và đưa ra những kết luận phù hợp thông qua thảo luận, so sánh, phân tích, tổng hợp kiến thức. Cũng như các phương pháp dạy học tích cực khác “Bàn tay nặn bột” luôn coi học sinh là trung tâm của quá trình nhận thức, chính các em là người tìm ra câu trả lời và lĩnh hội kiến thức dưới sự giúp đỡ của giáo viên.
Hiện nay, cùng với sự phát triển ứng dụng của CNTT, những sản phẩm phần mềm phục vụ cho quá trình dạy và học đã xuất hiện khá phong phú. Mỗi sản phẩm đều có một đặc trưng riêng, phục vụ cho mục tiêu xác định, và cũng không có một sản phẩm nào vạn năng thay thế được các sản phẩm khác. Ví dụ, khi cần chỉnh sửa một đoạn phim download từ trên mạng, có thể sử dụng phần mềm Movie Maker. Phần mềm này cho phép cắt, ghép các đoạn phim, chèn thêm văn bản, âm thanh hay đưa thêm những hiệu ứng hiển thị. Hiện nay giáo viên có thể lên Internet tìm dễ dàng và download về những đoạn phim phù hợp với bài giảng của mình để phục vụ cho bài giảng của mình.
NCKHSP-SKKN TNXH: Nâng cao kết quả học tập môn khoa học lớp 4 thông qua việc ứng dụng: Phương pháp bàn tay nặn bột và video trong dạy học.
Xem điểm chuẩn lớp 10
Hướng dẫn mua bán BITCOIN => Bấm vào đây
Sách hay bấm vào đây
0 nhận xét Blogger 0 Facebook
Post a Comment
Cám ơn bạn đã phản hồi