- TÓM TẮT ĐỀ TÀI
“Bàn tay nặn bột” với ý nghĩa là “bắt tay vào hành động” là phương pháp dạy học chú trọng đến việc hình thành kiến thức cho học sinh bằng các thí nghiệm tìm tòi nghiên cứu để chính các em tìm ra câu trả lời cho các vấn đề được đặt ra trong cuộc sống thông qua tiến hành thí nghiệm, quan sát, nghiên cứu tài liệu hay điều tra…Như vậy, với một vấn đề khoa học đặt ra, học sinh có thể đặt ra các câu hỏi, các giả thuyết từ những hiểu biết ban đầu, tiến hành các thí nghiệm nghiên cứu để kiểm chứng và đưa ra những kết luận phù hợp thông qua thảo luận, so sánh, phân tích, tổng hợp kiến thức.
Cũng như các phương pháp dạy học tích cực khác, BTNB luôn coi học sinh là trung tâm của quá trình nhận thức, chính các em là người tìm ra câu trả lời và lĩnh hội kiến thức dưới sự giúp đỡ của giáo viên. Lứa tuổi học sinh tiểu học là lứa tuổi học mà chơi, chơi mà học, tò mò, hiếu động. Trước một hiện tượng, một sự vật mới mẻ, khác lạ, các em thường nêu câu hỏi tại sao và luôn tìm cách để giải đáp các câu hỏi tại sao đó. Giúp các em “bắt tay vào hành động” chính là tạo điều kiện để các em tự tìm tòi, khám phá, để các em tự trả lời những câu hỏi tại sao đó.
Ở cấp tiểu học, với sự đổi mới về nội dung chương trình và trước yêu cầu nâng cao chất lượng dạy học, tiến hành dạy các môn học nói chung và môn Khoa học nói riêng như thế nào để đạt hiệu quả tốt và quan trọng hơn là làm thế nào để hướng cho HS tới được đích tự học, tự tìm tòi, tự chiếm lĩnh tri thức?
Chủ đề Vật chất và năng lượng trong môn Khoa học lớp 5 là sự phát triển tiếp nối của các chủ đề trong môn Tự nhiên và xã hội của các lớp 1, 2, 3 và chủ đề Vật chất năng lượng trong môn Khoa học lớp 4. Ở lớp 5, học sinh bước đầu tìm hiểu tương đối có hệ thống, từ đó có cái nhìn tổng thể hơn về các vật liệu, nguồn năng lượng và việc sử dụng chúng.
Nhóm bài học về Đặc điểm và công dụng của một số vật liệu thường dùng, Sự biến đổi của chất được dạy trong các tiết Khoa học ở lớp 5 từ tuần 11 đến tuần 21 (từ bài 22 đến bài 39). Qua nhóm bài học này học sinh tìm hiểu về một số đặc điểm, công dụng, cách bảo quản, cách sản xuất, khai thác một số vật liệu thường dùng trong đời sống và sản xuất; sự chuyển thể của chất, sự tạo thành hỗn hợp và dung dịch, một số biến đổi hóa học. Trong chương trình, đây thuộc nhóm bài cung cấp kiến thức mới cho nên khi dạy học, giáo viên đã khai thác triệt để thế mạnh của các phương pháp thường được sử dụng trong dạy Khoa học như: phương pháp quan sát, phương pháp mô tả thí nghiệm, hợp tác theo nhóm, trò chơi, động não, trình bày, hỏi đáp, thảo luận, thực hành… Tuy vậy, cách dạy của giáo viên còn đơn điệu, lệ thuộc một cách máy móc vào tranh ảnh, mô tả thí nghiệm trong SGK; hầu như ít sáng tạo, chưa sinh động khiến cho học sinh tiếp thu bài thiếu tích cực, thụ động. Nhiều giáo viên đã cố gắng trong giảng dạy để giúp học sinh nhận biết được đặc điểm, công dụng, cách bảo quản, cách sản xuất, khai thác một số vật liệu thường dùng trong đời sống và sản xuất song chưa tạo được hứng thú học tập cho học sinh, chưa khiến cho các em say mê tìm tòi, khám phá, nghiên cứu …
Làm thế nào để việc dạy học Khoa học ở lớp 5 thực sự khơi dậy, rèn luyện và phát triển được năng lực suy nghĩ, làm việc một cách tự chủ, năng động, sáng tạo của học sinh? Làm thế nào để việc dạy nhóm bài học Đặc điểm công dụng của một số vật liệu thường dùng và sự biến đổi của chất thuộc Chủ đề vật chất và năng lượng – Khoa học lớp 5 thực sự có hiệu quả?
Chúng tôi lựa chọn giải pháp Hướng dẫn học sinh học tập theo phương pháp Bàn tay nặn bột khi học nhóm bài Đặc điểm công dụng của một số vật liệu thường dùng và sự biến đổi của chất thuộc Chủ đề vật chất và năng lượng – Khoa học lớp 5 với mục đích:
- Kết hợp với các phương pháp dạy Khoa học khác như phương pháp quan sát, phương pháp mô tả, phương pháp hỏi đáp, phương pháp thực hành, trò chơi học tập… để dạy nhóm bài học về Đặc điểm công dụng của một số vật liệu thường dùng và sự biến đổi của chất thuộc Chủ đề Vật chất và năng lượng trong môn Khoa học lớp 5 giúp học sinh tự mình hiểu bài, nhớ bài.
NCKHSP-SKKN TNXH: Tổ chức học sinh học tập theo phương pháp bàn tay nặn bột để nâng cao chất lượng nhóm bài học về Đặc điểm và công dụng của một số vật liệu thường dùng, Sự biến đổi của chất thuộc Chủ đề Vật chất và năng lượng trong môn Khoa học lớp 5
Xem điểm chuẩn lớp 10
Hướng dẫn mua bán BITCOIN => Bấm vào đây
Sách hay bấm vào đây
0 nhận xét Blogger 0 Facebook
Post a Comment
Cám ơn bạn đã phản hồi