XEM THỐNG KÊ ĐIỂM CHUẨN VÀO LỚP 10 CÁC TỈNH
Lễ hội đình Nhật Tân
Thời gian: 08/2 đến 11/2 âm lịch
Địa điểm: Đình Nhật Tân, đường Âu Cơ, phường Nhật Tân, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.
Địa điểm: Đình Nhật Tân, đường Âu Cơ, phường Nhật Tân, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.
Đối tượng suy tôn: Đức Thánh Uy Đô Đại Vương Trần Linh Lang (Uy Linh Lang).
Đặc điểm:Rước nước, rước kiệu, tế lễ, dâng hương, biểu diễn chèo, đánh cờ…
Đình Nhật Tân xưa được gọi là đền Nhật Chiêu, đến triều Khải Định, đổi thành Nhật Tân. Đình thờ đức Thánh Uy Đô Đại Vương Trần Linh Lang (Uy Linh Lang) là con bà Chính Cung Minh Đức Hoàng Hậu, sinh vào giờ Tỵ ngày 2 tháng 2 năm Ất Sửu (1265). Uy Linh Lang là người nổi tiếng thông minh, văn võ song toàn, xa gần đều biết tiếng. Đến thời Trần Nhân Tông, giặc Nguyên Mông đem 40 vạn quân, do tướng giặc là Toa Đô cầm đầu tiến đánh nước ta.
Ông dâng biểu, xin vua cha được đi đánh giặc và viết bài hịch truyền kêu gọi, được nhân dân nô nức hưởng ứng. Ông thành lập đội quân xưng là “Thiên tử quân”, tiến đánh quân Nguyên và đại thắng. Giặc tan, Vua phong Ông là Dâm Đàm Đại Vương (Đại Vương Hồ Tây). Ông mất vào giờ Ngọ ngày mùng 8 tháng 8 năm Canh Tý (1300). Vua thương tiếc cho xây đền tại chỗ Ông mất để cho nhân dân hương khói phụng thờ và gọi là đền Nhật Chiêu, sắc phong là Hiển Minh Đức.
Để tưởng nhớ công lao của Uy Linh Lang, hàng năm nhân dân trong vùng làm lễ tế vào ngày 10/2 (lễ chính) và 15/8 âm lịch hàng năm.
Lễ hội chính được tổ chức 5 năm một lần và thường được diễn ra trong 4 ngày.
Ngày 8/2: Đây là ngày khai hội, được bắt đầu bằng lễ tế yết và lễ bao sái tượng và đồ tế vào buổi sáng. Buổi chiều, là chương trình ca nhạc dân gian truyền thống do đội văn nghệ của làng biểu diễn.
Ngày 9/2: Buổi sáng, các cụ trong đội tế nam làm lễ mở cửa đình, để cho nhân dân và khách thập phương vào làm lễ dâng hương. Buổi chiều, như truyền thống là lễ tuyên dương các con em thi đỗ, khoa bảng, những gia đình sống có nề nếp gia phong, có công với đất nước. Tiếp đó là lễ tế do đội tế nữ tế khai hội, lễ hội được tiếp tục với tiết mục biểu diễn văn nghệ. Sau đó là lễ phóng noãn được đông đảo nhân dân cùng tham dự diễn ra trên sông Hồng vào lúc nửa đêm.
Ngày 10/2: Ngày chính của hội được diễn ra với tiết mục rước Thần xuất cung do các đội tế và đội rước kiệu của 10 tổng thực hiện vào lúc sáng sớm. Đoàn rước gồm 9 kiệu, đi đầu là đội kiệu Long đình thờ thần linh công đồng Thánh đế, sau rước đức Uy đô Đại Vương, tiếp là đội rước Thánh Mẫu Chính Cung Minh Đức, đội rước đức Thánh Bạch Giáp, Hoàng Giáp, Hắc Giáp, Thanh Giáp, Chu Giáp, Tử Giáp. Cuối cùng là đội rước nước do các thiếu nữ tuổi từ 15 đến 18 đảm nhiệm. Đoàn rước đi từ đình ra cung Nhật Tân (nơi sinh ra Đại Vương), sau đó quay trở lại đình, riêng đội rước nước đi ra sông, lên thuyền và lấy nước ở giữa ngã ba tiếp giáp của ba con sông. Nước này được lưu tại đình trong vòng 5 năm. Hàng năm, cứ vào ngày 2/2 âm lịch (lễ đản thần) và ngày 8/8 âm lịch (lễ kị thần), người dân lại tới đình lấy nước này dâng lên thành hoàng làng, cầu mong quốc thái dân an. Khi các kiệu rước Thần hồi cung thì các đội tế nam làm lễ tế An vị tại đình để cho dân làng và du khách thập phương vào dâng hương và lễ thánh.
Ngày 11/2: Đội tế nam làm lễ tế tạ ơn và giã hội, cùng sự tham gia của dân làng các tổng và khách thập phương các nơi.
Đan xen trong lễ hội có rất nhiều trò chơi và biểu diễn văn nghệ truyền thống như, hát chèo, diễn tuồng, biểu diễn các nhạc cụ dân tộc, đánh cờ người, chọi gà, đánh tổ tôm điếm… Lễ hội đình Nhật Tân mang đậm nét văn hóa truyền thống và bản sắc dân tộc, thể hiện sự tôn kính, ngưỡng mộ của nhân dân địa phương với vị Uy Linh Lang có công với nước với dân, dẹp giặc ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc.
Theo vietnamtourism
Lễ hội đình Nhật Tân
XEM ĐIỂM CHUẨN VÀO LỚP 10 CÁC TỈNH
Xem điểm chuẩn lớp 10
Hướng dẫn mua bán BITCOIN => Bấm vào đây
Sách hay bấm vào đây
0 nhận xét Blogger 0 Facebook
Post a Comment
Cám ơn bạn đã phản hồi