NCKHSP Ngữ văn THCS, SKKN Ngữ văn THCS:rèn kỹ năng tập viết văn biểu cảm cho học sinh lớp 7 thông qua nhóm cặp và phiếu học tập trong giờ “ luyện tập cách làm văn biểu cảm”
1. TÓM TẮT:
Văn biểu cảm là văn bản, trong đó tác giả, tức người viết, người làm văn, sử dụng các phương tiện ngôn ngữ và hình ảnh thực tế để biểu đạt tư tưởng, tình cảm của mình. Phương tiện ngôn ngữ bao gồm nhiều mặt, từ từ ngữ đến hình thức câu văn, từ vần điệu, cách ngắt nhịp trong thơ đến các biện pháp tu từ,… Văn biểu cảm còn sử dụng các hình ảnh lấy từ thực tế như phong cảnh, cây cỏ, con người, sự việc,… làm phương tiện để biểu đạt.
Biểu cảm bằng văn là bộc lộ tình cảm, cảm xúc chủ quan của con người bằng ngôn từ, khác với biểu cảm trong thực tế, hễ đau đớn thì khóc lóc, vui sướng thì cười hả hê,… Biểu cảm bằng văn là bộc lộ tình cảm, cảm xúc mà người viết cảm thấy ở trong lòng, những ấn tượng thầm kín về con người, sự vật, những kỷ niệm, hồi ức gợi nhớ đến người, đến việc, bộc lộ tình cảm yêu ghét, mến thân đối với cuộc đời. Do vậy, biểu cảm là biểu hiện những tình cảm, cảm xúc dấy lên ở trong lòng mà mình muốn truyền cho người đọc.
Biểu cảm thường gắn với gợi cảm , bởi mục đích của bài văn là khêu gợi sự đồng cảm của người đọc, làm sao cho người đọc cảm nhận được cảm xúc của người viết.
Tuy nhiên không nên hiểu luyện tập chỉ là công việc thúc đẩy học sinh (Hs) tạo lập thêm những bài viết (nói) giống với các bài mà trước đây các em đã làm. Sự luyện tập ở đây phải nhằm đạt tới mục đích: Hướng dẫn HS tạo lập văn bản một cách đúng phương pháp, đúng quy trình, để chất lượng của văn bản được nâng cao hơn trước. Vì thế trong tiết luyện tập phải có sự phối hợp chặt chẽ giữ hai mặt : Lý thuyết và thực hành
Để giờ luyện tập văn biểu cảm đạt kết quả cao giải pháp của tôi là: Rèn kỹ năng tập viết văn biểu cảm cho học sinh lớp 7 thông qua nhóm cặp và phiếu học tập trong giờ “ luyện tập cách làm văn biểu cảm”
Nghiên cứu này được tiến hành trên hai nhóm tương đương: Học sinh 2 lớp 7 truờng THCS H. Lớp 7A1 là lớp đối chứng; Lớp 7A2 là lớp thực nghiệm
Lớp thực nghiệm được thực hiện giải pháp thay thế khi dạy bài “LUYỆN TẬP CÁCH LÀM VĂN BIỂU CẢM” , tiết 28. Kết quả cho thấy : Tác động đã có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả học tập của học sinh. Lớp thực nghiệm đạt kết quả cao hơn so với lớp đối chứng. Điểm luyện tập của lớp thực nghiệm có giá trị trung bình (TB) là 7,9. Điểm luyện tập của lớp đối chứng là: 6,9.
Kết quả kiểm chứng T- test cho thấy P = 0.00008 < 0,5 . Có nghĩa là có sự khác biệt lớn giữa điểm trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Điều đó chứng minh rằng : Trao đổi nhóm cặp và phiếu học tập nâng cao chất lượng của giờ luyện tập cách làm văn biểu cảm ở lớp 7 – THCS H.
NCKHSP Ngữ văn THCS, SKKN Ngữ văn THCS:rèn kỹ năng tập viết văn biểu cảm cho học sinh lớp 7 thông qua nhóm cặp và phiếu học tập trong giờ “ luyện tập cách làm văn biểu cảm”
Xem điểm chuẩn lớp 10
Hướng dẫn mua bán BITCOIN => Bấm vào đây
Sách hay bấm vào đây
0 nhận xét Blogger 0 Facebook
Post a Comment
Cám ơn bạn đã phản hồi