XEM THỐNG KÊ ĐIỂM CHUẨN VÀO LỚP 10 CÁC TỈNH
Từ kinh nghiệm thực tế của bản thân, cô Nguyễn Thanh Phương (Trường THCS Phường 3 - TP Sóc Trăng) - chia sẻ một số giải pháp giúp làm tốt công tác chủ nhiệm cấp THCS.

Giáo viên chủ nhiệm góp phần quan trọng vào định hướng nhân cách cho học sinh cấp II. Ảnh minh họa/internet.

Giáo viên chủ nhiệm góp phần quan trọng vào định hướng nhân cách cho học sinh cấp II. Ảnh minh họa/internet.
 Từ kinh nghiệm thực tế của bản thân, cô Nguyễn Thanh Phương (Trường THCS Phường 3 - TP Sóc Trăng) - chia sẻ một số giải pháp giúp làm tốt công tác chủ nhiệm cấp THCS.
Đối với học sinh cấp THCS, độ tuổi mà tâm sinh lý có nhiều thay đổi, các em không chỉ có nhu cầu hiểu biết, tìm tòi mà còn thích giao lưu và khẳng định mình. Vì vậy, vai trò của giáo viên chủ nhiệm rất quan trọng trong việc định hướng nhận thức, hình thành nhân cách cho học sinh.
Thứ nhất: Giáo viên chủnhiệm lớp phải có trình độ chuyên môn giỏi, say mê công việc, có phương pháp giáo dục tốt, luôn là tấm gương tốt để học sinh noi theo.
Một mặt, giáo viên chủ nhiệm lớp luôn quan tâm nghiên cứu đặc điểm tâm lý, nhận thức của học sinh để có biện pháp giáo dục phù hợp. Xây dựng đội ngũ cán bộ lớp nhiệt tình có trách nhiệm, có uy tín với bạn bè, có khả năng điều hành các hoạt động của lớp.
Tổ chức tốt các phong trào thi đua trong mỗi cá nhân và tập thể để tạo động lực phấn đấu vươn lên cho học sinh. Thu hút học sinh tham gia phong trào thi đua để không bị môi trường bên ngoài lôi cuốn. Mặt khác, giáo viên chủ nhiệm giữ vai trò cố vấn, quan sát, giúp đỡ, uốn nắn các hoạt động của học sinh.
Thứ hai: Giáo viên chủ nhiệm phải biết khơi gợi tiềm năng sáng tạo của các em, đề xuất mọi hoạt động phù hợp với yêu cầu của lớp, của trường, từng tháng, từng học kỳ và cả năm học.
Thứ ba: Liên hệ với gia đình để có thêm thông tin chính xác về học sinh, kết hợp để cùng giáo dục học sinh, thông báo kết quả học tập, rèn luyện của học sinh đến gia đình định kỳ hoặc đột xuất.
Thứ tư: Kết hợp với các tổ chức, đoàn thể trong và ngoài trường để cùng giáo dục học sinh, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục.
Thứ năm: Tham gia các hội thảo về công tác chủ nhiệm lớp để giáo viên chủ nhiệm có điều kiện giao lưu, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.
Công tác chủ nhiệm là cả một nghệ thuật, đòi hỏi giáo viên phải có tâm huyết, chịu khó tìm tòi, nghiên cứu và vận dụng một cách sáng tạo và tình hình thực tế lớp mình chủ nhiệm.

Tất nhiên, bộ phận quản lý cũng phải tạo điều kiện để người làm công tác chủ nhiệm chủ động, linh hoạt trong xử lý tình huống và đưa ra giải pháp khắc phục những hạn chế trong điều kiện và khả năng cho phép.

Làm sao để công tác chủ nhiệm thực sự là niềm vui và là cơ hội để kết chặt mối quan hệ tình cảm thân thiện và tôn trọng lẫn nhau của giáo viên chủ nhiệm và học sinh.------ Khoahocsupham.com ----- Trang tài liệu khoa học sư phạm ứng dụng
XEM ĐIỂM CHUẨN VÀO LỚP 10 CÁC TỈNH

Xem điểm chuẩn lớp 10
Hướng dẫn mua bán BITCOIN => Bấm vào đây




Sách hay bấm vào đây

0 nhận xét Blogger 0 Facebook

Post a Comment

Cám ơn bạn đã phản hồi


Subscribe to: Posts (Atom)


 
Sang kien kinh nghiem HAY - NCKHSPUD HAY ©Email: tailieuchogiaovien@gmail.com. All Rights Reserved. Powered by >How to best
Link:Bantintuvan|tailieusupham|khoahocsupham|Soidiemchontruong|inluon|Tài liệu|Xuất ngoại Nhật|Travel-Du lịch|Tử vi|Science
Top