XEM THỐNG KÊ ĐIỂM CHUẨN VÀO LỚP 10 CÁC TỈNH
Bấm vào đây
Quan điểm của Bộ GD&ĐT là thay cho việc dạy theo từng bài/tiết trong SGK, các tổ/nhóm chuyên môn căn cứ vào chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, lựa chọn nội dung để xây dựng các chuyên đề dạy học phù hợp với việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong điều kiện thực tế của nhà trường.
Trên cơ sở chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình hiện hành, cần xác định các năng lực và phẩm chất có thể hình thành cho học sinh trong mỗi chuyên đề đã xây dựng. Các chuyên đề này phải được nhà trường phê duyệt, và đây là căn cứ để tiến hành thanh tra, kiểm tra, dự giờ đối với giáo viên.
Thạc sĩ Hồ Sỹ Anh (Trường Đại học Sư phạm TPHCM) cho rằng quan điểm trên là mới đối với nhà trường Việt Nam, phù hợp với xu hướng xây dựng chương trình giáo dục phổ thông ở các nước có nền giáo dục tiên tiến và cũng là những bước chuẩn bị để hiện thực hóa chủ trương một chương trình nhiều bộ SGK.
Đổi mới sinh hoạt chuyên môn thay đổi tổ chức dạy học, kiểm tra, đánh giá
Việc đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) và kiểm tra đánh giá (KTĐG) đã làm thay đổi cách thức tổ chức dạy học, đó là không tập trung vào hoạt động của thầy mà chủ yếu tập trung vào hoạt động học của học sinh.
Thạc sĩ Hồ Sỹ Anh cho biết: Trước đây, khi soạn bài, giáo viên thường soạn 2 cột là Hoạt động của thầy và Hoạt động của trò. Trong một bài giảng, theo phương pháp thuyết trình, phát vấn, hoạt động học tập của trò chủ yếu là trả lời các câu hỏi do thầy đặt ra. Và qua hệ thống câu hỏi đó, học sinh lĩnh hội được kiến thức.
Nhưng lần này không chỉ chú ý đến hoạt động trả lời của trò, mà giáo viên phải giao nhiệm vụ học tập cho học sinh. Các nhiệm vụ học tập này có thể thực hiện trên lớp, ngoài giờ lên lớp hay ở nhà. Việc giao nhiệm vụ học tập cho học sinh không còn chung chung, mà rất rõ ràng, cụ thể với các yêu cầu:
Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Nhiệm vụ học tập rõ ràng, phù hợp khả năng của học sinh, thể hiện ở yêu cầu về sản phẩm mà học sinh phải hoàn thành khi thực hiện nhiệm vụ.
Thực hiện nhiệm vụ học tập: Khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập; phát hiện kịp thời những khó khăn của học sinh và có biện pháp hỗ trợ phù hợp, hiệu quả; không có học sinh bị "bỏ quên".
Báo cáo kết quả và thảo luận: Hình thức báo cáo phù hợp với nội dung học tập và kỹ thuật dạy học tích cực; khuyến khích học sinh trao đổi, thảo luận với nhau và xử lý những tình huống sư phạm nảy sinh một cách phù hợp.
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: Nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh...
Một trong những nội dung sinh hoạt chuyên môn được nhấn mạnh, theo thạc sĩ Hồ Sỹ Anh, đó là đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực học sinh. Vấn đề này đã được Bộ GD&ĐT hướng dẫn khá cụ thể.
Đổi mới sinh hoạt chuyên môn thay đổi cách thức học tập, bồi dưỡng trao đổi chuyên môn
Thạc sĩ Hồ Sỹ Anh cho rằng, đây là cách thức sinh hoạt chuyên môn khác với truyền thống, đó là việc bồi dưỡng giáo viên không chú trọng vào hình thức tập trung theo kiểu "đi biển mùa hè nghe báo cáo" trong vài ba buổi, mà chú trọng chuyển qua hình thức tự học, tự bồi dưỡng thông qua nghiên cứu tài liệu hoặc tham gia các lớp học trực tuyến qua mạng internet.
Bộ GD&ĐT đã kết hợp với một số doanh nghiệp công nghệ thông tin xây hệ thống "Trường học kết nối" nhằm tổ chức và quản lý các hoạt động chuyên môn trong các trường học; tạo môi trường chia sẻ, thảo luận, hỗ trợ lẫn nhau giữa các trường phổ thông, trung tâm GDTX trên phạm vi toàn quốc; tổ chức hoạt động học tập cũng như hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trên mạng.
Mỗi Sở GD&ĐT được cấp một tài khoản quản trị cấp sở. Sở GD&ĐT cấp tài khoản quản trị cho các trường trung học/trung tâm GDTX, để qua đó, cấp tài khoản cho cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh tham gia các hoạt động chuyên môn qua mạng.
Giáo viên là người trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn trong các khóa học/bài học/chuyên đề; có thể được giao quyền cấp tài khoản cho học sinh; xây dựng các khóa học/bài giảng trên mạng...
"Qua tìm hiểu và nghiên cứu thực tiễn một số hoạt động đã và đang diễn ra ở trường phổ thông/trung tâm GDTX, cho thấy, thực tiễn đổi mới PPDH, kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục đã diễn ra rất nhanh chóng và nhiều vấn đề đi trước các trường sư phạm" - Thạc sĩ Hồ Sỹ Anh chia sẻ.
Thạc sĩ Hồ Sỹ Anh (Trường Đại học Sư phạm TPHCM) cho rằng quan điểm trên là mới đối với nhà trường Việt Nam, phù hợp với xu hướng xây dựng chương trình giáo dục phổ thông ở các nước có nền giáo dục tiên tiến và cũng là những bước chuẩn bị để hiện thực hóa chủ trương một chương trình nhiều bộ SGK.
Đổi mới sinh hoạt chuyên môn thay đổi tổ chức dạy học, kiểm tra, đánh giá
Việc đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) và kiểm tra đánh giá (KTĐG) đã làm thay đổi cách thức tổ chức dạy học, đó là không tập trung vào hoạt động của thầy mà chủ yếu tập trung vào hoạt động học của học sinh.
Thạc sĩ Hồ Sỹ Anh cho biết: Trước đây, khi soạn bài, giáo viên thường soạn 2 cột là Hoạt động của thầy và Hoạt động của trò. Trong một bài giảng, theo phương pháp thuyết trình, phát vấn, hoạt động học tập của trò chủ yếu là trả lời các câu hỏi do thầy đặt ra. Và qua hệ thống câu hỏi đó, học sinh lĩnh hội được kiến thức.
Nhưng lần này không chỉ chú ý đến hoạt động trả lời của trò, mà giáo viên phải giao nhiệm vụ học tập cho học sinh. Các nhiệm vụ học tập này có thể thực hiện trên lớp, ngoài giờ lên lớp hay ở nhà. Việc giao nhiệm vụ học tập cho học sinh không còn chung chung, mà rất rõ ràng, cụ thể với các yêu cầu:
Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Nhiệm vụ học tập rõ ràng, phù hợp khả năng của học sinh, thể hiện ở yêu cầu về sản phẩm mà học sinh phải hoàn thành khi thực hiện nhiệm vụ.
Thực hiện nhiệm vụ học tập: Khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập; phát hiện kịp thời những khó khăn của học sinh và có biện pháp hỗ trợ phù hợp, hiệu quả; không có học sinh bị "bỏ quên".
Báo cáo kết quả và thảo luận: Hình thức báo cáo phù hợp với nội dung học tập và kỹ thuật dạy học tích cực; khuyến khích học sinh trao đổi, thảo luận với nhau và xử lý những tình huống sư phạm nảy sinh một cách phù hợp.
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: Nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh...
Một trong những nội dung sinh hoạt chuyên môn được nhấn mạnh, theo thạc sĩ Hồ Sỹ Anh, đó là đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực học sinh. Vấn đề này đã được Bộ GD&ĐT hướng dẫn khá cụ thể.
Đổi mới sinh hoạt chuyên môn thay đổi cách thức học tập, bồi dưỡng trao đổi chuyên môn
Thạc sĩ Hồ Sỹ Anh cho rằng, đây là cách thức sinh hoạt chuyên môn khác với truyền thống, đó là việc bồi dưỡng giáo viên không chú trọng vào hình thức tập trung theo kiểu "đi biển mùa hè nghe báo cáo" trong vài ba buổi, mà chú trọng chuyển qua hình thức tự học, tự bồi dưỡng thông qua nghiên cứu tài liệu hoặc tham gia các lớp học trực tuyến qua mạng internet.
Bộ GD&ĐT đã kết hợp với một số doanh nghiệp công nghệ thông tin xây hệ thống "Trường học kết nối" nhằm tổ chức và quản lý các hoạt động chuyên môn trong các trường học; tạo môi trường chia sẻ, thảo luận, hỗ trợ lẫn nhau giữa các trường phổ thông, trung tâm GDTX trên phạm vi toàn quốc; tổ chức hoạt động học tập cũng như hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trên mạng.
Mỗi Sở GD&ĐT được cấp một tài khoản quản trị cấp sở. Sở GD&ĐT cấp tài khoản quản trị cho các trường trung học/trung tâm GDTX, để qua đó, cấp tài khoản cho cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh tham gia các hoạt động chuyên môn qua mạng.
Giáo viên là người trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn trong các khóa học/bài học/chuyên đề; có thể được giao quyền cấp tài khoản cho học sinh; xây dựng các khóa học/bài giảng trên mạng...
"Qua tìm hiểu và nghiên cứu thực tiễn một số hoạt động đã và đang diễn ra ở trường phổ thông/trung tâm GDTX, cho thấy, thực tiễn đổi mới PPDH, kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục đã diễn ra rất nhanh chóng và nhiều vấn đề đi trước các trường sư phạm" - Thạc sĩ Hồ Sỹ Anh chia sẻ.
XEM ĐIỂM CHUẨN VÀO LỚP 10 CÁC TỈNH
Xem điểm chuẩn lớp 10
Hướng dẫn mua bán BITCOIN => Bấm vào đây
Sách hay bấm vào đây
0 nhận xét Blogger 0 Facebook
Post a Comment
Cám ơn bạn đã phản hồi