XEM THỐNG KÊ ĐIỂM CHUẨN VÀO LỚP 10 CÁC TỈNH

Có nhiều lý do để một người thay đổi công việc. Tuy nhiên, vẫn có những mẫu số chung cho quyết định ra đi khỏi một nơi thoạt nhìn có thể là lý tưởng. Những nguyên nhân đó đôi khi không phải là tiền bạc hay vị trí.



1. Bị thiếu tôn trọng và bị đánh giá không đúng năng lực
Đôi khi, nhà tuyển dụng chỉ quan tâm tới lợi nhuận, sản lượng, sự hài lòng của đối tác và năng suất. Những yếu tố này tất nhiên là quan trọng với một doanh nghiệp thành công, nhưng sẽ không thể đạt được mục tiêu này nếu những người làm ra nó đang bị ngược đãi.
2. Không có cơ hội phát triển nghề nghiệp
Người ta không còn muốn làm mãi một công việc hết ngày này qua ngày khác suốt cuộc đời mình. Họ muốn giống như đang được học tập, đang tiến bộ trong nghề nghiệp. Nhân viên nào cũng mong muốn được đào tạo, được giáo dục để họ có thể phát triển các kỹ năng và kinh nghiệm của mình. Họ muốn phát triển trong tổ chức mà mình làm việc và có thứ gì đó để công nhận cho những năm tháng làm việc vất vả của mình.
3. Thiếu công bằng
Không ai muốn làm việc trong một môi trường phân biệt giới tính, phân biệt chủng tộc, phân biệt tuổi tác hay phân biệt đối xử theo bất cứ cách nào. Khi sự bất bình đẳng hoành hành ở môi trường làm việc, việc giữ được đội ngũ nhân viên là rất khó khăn.
4. Tinh thần làm việc thấp
Khi người ta không thấy vui ở nơi làm việc, thì việc bước qua cánh cửa phòng chỉ còn tính bằng phút. Khi ở đó mọi người hoài nghi, bất lịch sự với nhau, tìm ra bất cứ lý do gì để ì ạch trong công việc, và không có hậu quả hay hình phạt nào cho sự kém năng suất và kém năng lực đó thì cuối cùng người ta cũng bắt đầu tìm một chiến lược rút lui.
5. Không công nhận, không khen thưởng
Đôi khi ai cũng cần một cái xoa đầu. Có thể là một câu cảm ơn hay chỉ là sự công nhận những nỗ lực mà bạn đã bỏ ra. Không cần phải là một chiếc cúp vàng hay một khoản tiền thưởng hậu hĩnh, tuy nhiên việc này có thể có ích cho một chặng đường dài để tạo động lực cho nhân viên. 
6. Dập tắt lòng nhiệt huyết
Mọi người thường bắt đầu một công việc mới với năng lực tích cực và ý tưởng mới mẻ, nhưng lại nhanh chóng bị cản đường bởi một quản lý thiếu tầm nhìn và nhàm chán. Khi sự nhiệt tình của bạn liên tục bị cản trở, bạn sẽ không chỉ tránh rủi ro, tránh thử những cái mới, mà bạn còn dễ bị dụ dỗ bỏ việc để đi tìm những cái mới.
7. Động viên nhầm người
Một số công sở có văn hóa thưởng nhầm người. Có một câu nói: Những ông chủ giỏi sẽ không thuê những người thông minh hơn họ. Trường hợp này sẽ xảy ra khi ông chủ có một cái tôi lớn và cảm thấy bị đe dọa bởi bất cứ ai thông minh và có năng lực hơn mình. 
8. Nắm quyền thay vì cho phép tự chủ
Những lãnh đạo mạnh mẽ nên trao quyền cho nhân viên để họ tự lực và tận tâm vì lợi ích tốt hơn của doanh nghiệp. Tranh giành quyền lực không chỉ mâu thuẫn với mục đích chung và góp phần làm cho môi trường làm việc thêm độc hại. Nhân viên sẽ bỏ việc khi họ cảm thấy không được tin tưởng, thậm chí là khi phải đưa ra những lựa chọn cơ bản nhất họ cũng phải hỏi ý kiến của tất cả ban bệ.
Theo Nguyễn Thảo/Vietnamnet.vn
Chào mừng bạn đến với
Sáng kiến kinh nghiệm hay
XEM ĐIỂM CHUẨN VÀO LỚP 10 CÁC TỈNH

Xem điểm chuẩn lớp 10
Hướng dẫn mua bán BITCOIN => Bấm vào đây




Sách hay bấm vào đây

0 nhận xét Blogger 0 Facebook

Post a Comment

Cám ơn bạn đã phản hồi


Subscribe to: Posts (Atom)


 
Sang kien kinh nghiem HAY - NCKHSPUD HAY ©Email: tailieuchogiaovien@gmail.com. All Rights Reserved. Powered by >How to best
Link:Bantintuvan|tailieusupham|khoahocsupham|Soidiemchontruong|inluon|Tài liệu|Xuất ngoại Nhật|Travel-Du lịch|Tử vi|Science
Top