Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật gắn bó mật thiết với đời sống con người. Đối với trẻ thơ, âm nhạc là nguồn sữa nuôi dưỡng tinh thần. Giai điệu trầm bổng, sự phong phú của âm hình tiết tấu, phong cách đa dạng của các thể loại âm nhạc sẽ đưa trẻ vào thế giới cái đẹp một cách hấp dẫn và lí thú.
Với đặc điểm của lứa tuổi mầm non là thích vui chơi, hoạt động ham tìm hiểu để nhận thức cuộc sống thì âm nhạc lại càng gần gũi và gắn bó một cách hết sức tự nhiên. Đây chính là phương tiện để giúp trẻ phát triển cảm xúc, phát triển tình cảm trí tuệ, mở rộng nhận thức, phát triển óc tưởng tượng, phát triển ngôn ngữ, bồi dưỡng khả năng thẩm mỹ.
Hoạt động giáo dục âm nhạc là một hoạt động hết sức gần gũi với trẻ được trẻ yêu thích, là nguồn hứng thú mạnh mẽ để trẻ cảm thụ nghệ thuật và nó còn là phương tiện thiết thực cho các hoạt động giáo dục ở trường. Có thể coi âm nhạc như một bộ phận không thể tách rời với công tác giáo dục trẻ một cách toàn diện. Tuy nhiên khi tổ chức giờ hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ, giáo viên còn áp đặt trẻ, các hình thức lặp đi lặp lại chưa gây được hứng thú, chưa phát huy được khả năng sáng tạo của trẻ.
Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp gây hứng thú trong quá trình tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ 5 tuổi” góp phần thực hiện tốt phương pháp đổi mới giáo dục mầm non của trường nói riêng và của ngành học nói chung.
Nghiên cứu được tiến hành trước tác động và sau tác động với 2 nhóm trẻ tương đương. Hai tổ của lớp 5 tuổi B Trường Mầm non xxx .
Nhóm thực nghiệm là tổ 1, nhóm đối chứng là tổ 2. Nhóm thực nghiệm được thực hiện giải pháp thay thế khi trẻ được tham gia các trò chơi, làm quen với các đồ dùng đồ chơi, dụng cụ âm nhạc do giáo viên sáng tác và thiết kế. Kết quả cho thấy tác động đã có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả học tập của trẻ. Nhóm thực nghiệm là tổ 1 đã đạt kết quả cao hơn so với nhóm đối chứng là tổ 2. Kết quả sau tác động của nhóm thực nghiệm có giá trị trung bình là 76,4. Điểm kiểm tra cuối học kì I năm học 2012 – 2013 của nhóm đối chứng có giá trị trung bình là 75,5 Kết quả kiểm chứng T – Test độc lập cho thấy p= 0,01 ≤ 0,05 có nghĩa là có sự khác biệt lớn giữa điểm trung bình của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng. Điều đó chứng tỏ biện pháp thay thế đã có tác động gây hứng thú trong quá trình tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ 5 tuổi.
Đề tài NCKHSPUD mầm non: một số biện pháp gây hứng thú trong quá trình tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ 5 tuổi
Xem điểm chuẩn lớp 10
Hướng dẫn mua bán BITCOIN => Bấm vào đây
Sách hay bấm vào đây
0 nhận xét Blogger 0 Facebook
Post a Comment
Cám ơn bạn đã phản hồi