XEM THỐNG KÊ ĐIỂM CHUẨN VÀO LỚP 10 CÁC TỈNH
Khi làm bài thi trắc nghiệm HS lưu ý làm xong câu nào nên tô ngay đáp án được chọn vào bài câu đó. Câu nào quá 3 phút chưa giải phải chuyển qua giải câu khác. 5 phút cuối câu nào chưa tìm được đáp án, HS cũng phải chọn 1 đáp án nào đó tô vào bài làm cho hoàn tất bài thi.
- Lập kế hoạch ôn tập
Đề thi TNPT môn vật lý theo hình thức trắc nghiệm khách quan có nội dung bao quát toàn bộ nội dung chương trình nên HS cần có kế hoạch ôn tập cả lý thuyết và bài tập từng chương. Sau khi lập kế hoạch HS cần cố gắng hoàn thành bài vở đúng theo kế hoạch đề ra và kết thúc việc ôn tập trước ngày thi ít nhất một tuần để có tâm lý và sức khỏe tốt khi làm bài. Tuần cuối trước ngày thi HS nên tập giải một số đề mẫu để rút kinh nghiệm, cũng cố kiến thức kĩ năng và khắc phục những sai sót khi làm bài.
HS cần tránh tình trạng hôm trước thức khuya học nhồi nhét, hôm sau đi thi.
- Học lý thuyết
HS cần thuộc kĩ các định nghĩa, các định luật và nội dung lý thuyết cơ bản. Đồng thời HS cũng cần hiểu rõ và phân biệt các kiến thức tương tự để tránh nhầm lẫn như các kiến thức về quang phổ liên tục và quang phổ vạch phát xạ, tia hồng ngoại và tia tử ngoại…HS cần tránh suy nghĩ sai lầm là thi trắc nghiệm không cần học lý thuyết.
- Học công thức
HS cần thuộc kĩ các công thức vật lý trong chương trình và vận dụng để giải các bài tập cơ bản. Khi học công thức vật lý HS phải hiểu rõ từng đại lượng (ý nghĩa vật lý, đơn vị …) để vận dụng một cách thích hợp và chính xác khi giải bài tập.
HS cần tránh trường hợp học và vận dụng các công thức một cách máy móc mà không hiểu sẽ rất dễ sai.
- Rèn kĩ năng giải bài tập
Bài tập trắc nghiệm chỉ cần tối đa 3 bước giải là tìm được đáp án nhưng đòi hỏi HS phải giải nhanh và chính xác. Do đó HS đọc đề bài cần xác định được đại lượng nào đề bài cho và đại lượng nào cần tìm rồi lựa chọn công thức thích hợp để giải (bấm máy tính) . Tuy nhiên để giải nhanh HS cần rèn nhiều bài tập, đổi đơn vị thuần thục, tự rút ra và ghi nhớ một số kết quả để áp dụng nhanh. Khi giải bài tập vật lý HS phải hết sức lưu ý về đơn vị.
VD:
- Dùng công thức E = m.c2 thì m phải tính bằng kg và E tính bằng J.
- Dùng công thức E = 931,5.m thì m phải tính bằng u và E tính bằng MeV.
- Các bước làm bài thi TNPT môn Vật lý
Làm bài thi trắc nghiệm HS bị áp lực thời gian nên các em cần phân bố thời gian làm bài thích hợp. Đối với đề thi TNPT môn vật lý có 40 câu, thời gian làm bài 60 phút HS nên phân bố thời gian như sau:
- 20 phút đầu: HS nên làm các câu lý thuyết trước.
- 20 phút tiếp theo: HS nên làm các câu bài tập cơ bản.
- 15 phút tiếp theo: HS suy nghỉ làm các câu khó ( thường khoảng 2 câu lý thuyết HS còn phân phân và 3 bài tập hơi phức tạp ).
- 5 phút cuối HS hoàn thành bài thi.
Khi làm bài thi trắc nghiệm HS lưu ý làm xong câu nào nên tô ngay đáp án được chọn vào bài câu đó. Câu nào quá 3 phút chưa giải phải chuyển qua giải câu khác. 5 phút cuối câu nào chưa tìm được đáp án, HS cũng phải chọn 1 đáp án nào đó tô vào bài làm cho hoàn tất bài thi.
Ôn thi THPT Quốc Gia - Một số điều lưu ý khi ôn tập và làm bài thi môn Vật Lý
XEM ĐIỂM CHUẨN VÀO LỚP 10 CÁC TỈNH
Xem điểm chuẩn lớp 10
Hướng dẫn mua bán BITCOIN => Bấm vào đây
Sách hay bấm vào đây
0 nhận xét Blogger 0 Facebook
Post a Comment
Cám ơn bạn đã phản hồi